Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Câu chuyện về dùng người



Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng là nhà quân sự và chiến lược gia kì tài, là người đã định ra thế chia ba thiên hạ, giúp Lưu Bị xây dựng nên nhà Thục Hán. Tuy nhiên trong công cuộc Bắc phạt, Gia Cát Lượng lại thất bại, nguyên nhân thì đủ loại, nhưng một nguyên nhân cốt yếu đó là dùng người.

Nhà Thục thời Lưu Bị có rất nhiều văn tài, võ tướng như Bàng Thống, Quan Vũ Trương Phi, Triệu Vân nhưng sau này họ đều qua đời. Nhà Thục không còn ai, Gia Cát Lượng tự mình xử lý mọi việc từ lớn đến nhỏ. Một tướng tài như Ngụy Diên do bị nghi ngờ có phản cốt nên không được cất nhắc. Ngược lại, Mã Tốc một thanh niên chủ yếu là kiến thức lí thuyết suông, theo kiểu CV toàn chứng chỉ treo chuồng gà, lại được trọng dụng, dẫn tới mất Nhai Đình, project  Bắc Phạt lần thứ nhất không deliver được, fail thảm hại.

Do một mình cân team ôm hết mọi việc, nên GCL không tránh khỏi việc overload, dẫn tới cơ thể bị suy nhược , cuối cùng chết ở tuổi 54 còn quá trẻ, để lại project Bắc Phạt còn dang dở. Dự án trao lại cho Sub-Lead Khương Duy, Khương Duy tuy văn võ song toàn, nhưng nắm trong tay một team Thục Hán quá yếu kém, do không có điều kiện trau dồi chuyên môn chiến trận. Cuối cùng cũng ôm hận mà chết, nhà Thục bị nhà Tấn diệt

Một nghìn năm sau, Trần Thủ Độ, diệt nhà Lý lập nên nhà Trần, làm tướng quốc thái sư. quyền nghiêng triều đình. Một mình ông cũng nắm hết mọi việc như GCL khi xưa. Tuy nhiên, Trần Thủ Độ lại cách dùng người khác hẳn. Ông biết mình rồi sẽ già đi, không thể cáng đáng việc nước. Nên ngay từ đầu, ông đã nghĩ tới tìm kiếm lực lượng kế cận, nhìn thấy Trần Quốc Tuấn, một thanh niên trẻ có tiềm năng, ông đã dốc tâm đào tạo, bồi dưỡng, bỏ qua hiềm khích với cha Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu, tạo điều kiện cho Trần Quốc Tuấn tham gia project “Đánh quân Mông Thát”, ngoài ra còn đầu tư cho học thi chứng chỉ như "Tôn Tử Binh Pháp", Tứ Thư, Ngũ Kinh. Ngược lại, khi vua Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ reject luôn do nhìn thấy người này không có tiềm năng hay tố chất gì cả: “An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử. Nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra làm sao? Sau này, Trần Quốc Tuấn trở thành Hưng Đạo Vương, đánh bại quân Mông Thát, trở thành 1 trong 6 danh tướng trong lịch sử thế giới.

Câu chuyện về GCL và Trần Thủ Độ là một bài học về việc sử dụng con người trong dự án. GCL tài giỏi nên tự mình làm mọi việc, không tin tưởng giao việc cho cấp dưới. Cuối cùng không thể trụ nổi vì overload, còn cấp dưới vì không được va chạm thực tế, nên chuyên môn không skill up được. Project Bắc Phạt thất bại. Ngược lại Trần Thủ Độ, vốn ít học, không được như GCL nhưng lại có con mắt nhìn xa, biết không thể làm mãi vị trí Thái Sư được, nên đã dốc lòng đào tạo sub lead là Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, để thay thế mình sau này. Ngược lại anh mình là An Quốc ông biết là người vô dụng, không có tiềm năng nên đã reject CV ngay từ đầu. Bản thân Trần Thủ Độ cũng không phải là người học vấn uyên bác, nhưng lại biết cơ trí . Biết một mình mình thì khó có đủ skill để làm hết tasks dự án. Ông đã sử dụng người tài, tạo điều kiện cho tham gia dự án, va chạm với công việc để skill phát triển, như Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư. Quan điểm của ông là "Có tiềm năng thì tin tưởng giao task, build up. Ban đầu có thể còn vấp váp, phải review/correct, nhưng sau này sẽ grownup", không có tố chất thì reject luôn, Sau này Trần Thủ Độ chết, lực lượng kế cận đã kế thừa xuất sắc, project “Diệt Mông Thác” thành công rực rỡ.

Đăng nhận xét

2 Nhận xét