Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Kinh nghiệm phỏng vấn DevOps

 

Bi hài chuyện phỏng vấn IT

Đi làm mười mấy năm, mình phỏng vấn rất nhiều bạn và bản thân cũng bị khách hàng phỏng vấn, pass cũng lắm mà fail cũng nhiều. Gặp đủ thể loại ứng viên từ fresher, senior, chuyên gia công nghệ lẫn tây ba lô, gặp nhiều tình huống giở khóc giở cười có thể nói là vcd. Bầm dập nhiều quá nên chia sẻ lại kinh nghiệm cho mấy bạn thanh niên, tuy nhiên nội dung bài này chỉ focus vào DevOps only. Nhưng mảng khác thì cũng vậy thôi


Ứng viên chém gió

Đây là tình huống thường gặp đối với ứng viên expats nước ngoài. Nước ngoài ở đây có thể là Ấn Độ, Ukraina, Âu Á Phi Mỹ, tóm lại dân ta gọi chung là anh Tây. Nhưng khổ cái lại là Tây Ba Lô. Vì là expats nên skill English rất ngon chém tốt, lại giỏi đánh bóng CV. Chi tiết đọc bài Tuyển dụng Tây balo

Mình đã gặp case ứng viên người Ấn có bằng master, chứng chỉ dài như sớ của vua đủ loại, skill thì bạt ngàn nào là K8s, Ansible, Packer…. đọc lồi mắt. Đang nghĩ chắc phải não to bằng quả bưởi mới có thể học hết được đống skill này trong vòng có vài năm như vậy.

CV bóng bẩy như vậy nhưng đến lúc phỏng vấn thì mới lòi đuôi. Hỏi giới thiệu bản thân thì trình bày như đọc diễn văn (kiểu viết sẵn script rồi đọc lại). Hỏi A thì nói một tràng B, C, D đến Z, nhưng éo thấy A đâu. Đúng kiểu dịch vụ massage bảo full service, nhưng lại thiếu phần thư giãn.

Ứng viên thái độ lồi lõm



Khi tuyển dụng, người phỏng vấn đều đã set expectation cho từng vị trí, tương ứng với mức lương khác nhau, tất nhiên cách phỏng vấn cũng khác nhau.

Phỏng vấn một vị trí fresher sẽ khác với phỏng vấn một vị trí tech lead. Ứng viên là một bạn fresher, tất nhiên không thể đòi hỏi bạn có kinh nghiệm nên người phỏng vấn chỉ quan tâm kiến thức base như ngoại ngữ, programming skill, một số câu hỏi mang tính lý thuyết đánh, giá thái độ và tiềm năng, để trả lời câu hỏi “bạn này liệu có thể đào tạo được không?”

Còn pv một technical lead thì cần hỏi liên quan đến giải pháp, kinh nghiệm thực tế, không hỏi kiểu lý thuyết như "Ansible là gì, k8s là gì"

Nhưng tất cả đều có điểm chung, đó là: Thái độ hơn trình độ. Những ứng viên có thái độ lồi lõm như đi trễ, gian dối ( tra GG trong lúc PV) không có kinh nghiệm về skill A nhưng vẫn ghi trong CV, nói năng trống không sẽ bị reject ngay lập tức và được HR đưa vào blacklist sau đó sẽ chia sẻ cho các đơn vị. Cho nên bạn không còn cơ hội. Ngoài ra một số bạn mới còn bị báo chí media lừa tình kiểu " lương IT trăm củ" , "kĩ sư IT đi làm mua biệt thự, sắm siêu xe" bị ảo tưởng đòi mức lương trên trời trong khi năng lực không tương xứng thì cũng bị next khẩn trương

Phỏng vấn khách hàng

Để có được 1 dự án về đơn vị là điều không hề dễ dàng, mà là cả một quá trình phối hợp giữa Sale, Presale, Offshore. Sale onsite phải đi gặp gỡ làm quen khách hàng tiềm năng, cò cưa vẽ vãn đủ kiểu, trình bày giới thiệu về năng lực công ty, tóm lại là chém gió rạc cẳng khô hơi.

Sau một thời gian đu đưa gần chết, nếu KH xuôi xuôi thì họ mới đưa JD về theo kiểu anh cần một team DevOps 5 chú, JD dư lày dư lày. Sale sẽ đẩy về offshore để xem đơn vị nào có thể đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Nhiều JD khách hàng yêu cầu rất cao phải 5 – 7 năm kinh nghiệm handon, skill dài cả dàn, ưu tiên có cert nọ kia. Offshore đọc khóc ra tiếng mán vì thiếu nhân lực.

Giả sử đã tìm được CV qualify thì bước tiếp theo là gửi KH duyệt và setup interview. Thực tế nhiều CV gửi đi KH loại luôn từ vòng gửi xe , do bị đánh giá là quá junior theo kiểu ” DM, làm DevOps được 2 năm mà các chú đưa anh”, ” Thằng này đọc CV junior bỏ mẹ, next khẩn trương” . Đó là lý do các công ty thường đẩy mạnh việc học thi chứng chỉ, để đánh bóng CV thậm chí còn fake CV , làm sao qua được vòng này.

Độ 60% CV qua được vòng gửi xe thì sẽ đến đoạn phỏng vấn. Tùy KH, tùy vị trí thì phỏng vấn độ 2 – 3 vòng. Vòng 1 check ngoại ngữ communication skill, vòng sau thì kiếm tra kĩ thuật.

Đoạn này có một note cần chia sẻ, KH cũng có chiến lược riêng của họ. ví dụ họ cần 2 ông DevOps họ sẽ set expectation là sẽ pv độ 10 ứng viên rồi lấy 2 chú ngon nhất. Cho nên mấy thanh niên đầu phỏng vấn đôi khi chém gió rất ngon nhưng đều bị set tạch, thật ra đây là một chiến lược ép offshore phải đầy nhiều ứng viên ra để họ có nhiều lựa chọn. Mình cũng có mặt ở nhiều buổi pv, thấy bạn trả lời khá trôi chảy nhưng sau vẫn bị đánh trượt theo kiểu “chết mà éo hiểu sao lại chết

Giờ là lúc kinh nghiệm phỏng vấn KH

KH thì có người khó tính, dễ tính, và còn tùy thuộc vào JD nữa, nhưng đều yêu chung là tiếng Anh giao tiếp tốt, ít nhất thì 2 ông nc với nhau phải hiểu được nhau. Thật ra Dev thì không thể nói tiếng Anh mượt mà như BA, nhưng chỉ cần bạn có thể nghe, nói OK hai bên hiểu được nhau là ổn. Nhiều bác là Ấn Độ, Pháp nói tiếng Anh có thể nói là vãi ái, nhưng làm việc vẫn nghe hiểu hết. Bây giờ chủ yếu là phỏng vấn online qua Team, Google, giờ có công nghệ live caption AI xịn rồi, tốt nhất là bật JAV vietsub lên để hỗ trợ

Đây là một số tip trick cho các bạn khi phỏng vấn khách hàng

Hãy trả lời câu hỏi qua kinh nghiệm dự án, kiểu như KH hỏi K8s ingress controlller, thì có thể trình bày ở dự án A tôi đã làm k8s ingress controller thế này thế kia, nhấn mạnh keyword, không trả lời theo kiểu lý thuyết Google suông, sẽ sa đà vào việc rông rài, thiếu trọng tâm. Mấy thanh niên chém gió lý thuyết, trả lời không đúng trọng tâm rất dễ bị đánh trượt. Tốt nhất là hãy share màn hình để trình bày. KH sẽ đánh giá thanh niên này có kinh nghiệm thực tế, không phải mấy thằng học vẹt.

Việc một chú có hand-on exp hay học vẹt hay không chỉ cần qua cách trả lời là biết ngay. Người PV đều có sạn sỏi trong đầu rồi. Nhất là mấy thanh niên khôn lỏi giở Google đọc khi phỏng vấn thì tạch chắc cú

Khách hàng sẽ dựa vào câu trả lời của mình để hỏi sâu, cho nên cẩn thận tránh nói vào những key word skill mình không thạo, sẽ bị hỏi xoáy là tạch.

Ví dụ, khách hàng hỏi công việc hàng ngày của chú là gì, thì cứ thực tế mình làm mà nói ra. Tôi đã gặp tình huống một bạn ứng viên hàng ngày vốn ngồi code nhưng pv lại chém gió hươu vượn như tôi design monitoring system bằng grafana, datadog đồ.
Lập tức bị khách hàng hỏi xoáy sâu vào grafana, datadog kết cục là tịt ngóm.
KH sẽ hỏi theo CV của mình nên cái gì không có kinh nghiệm thì đừng có ghi vào, nếu không sẽ bị hớ

Trên mạng GG có một đống tài liệu kiểu như 100 DevOps interview questions, 50 k8s interview questions & answers theo kiểu bộ đề luyện thi, ngân hàng phỏng vấn. Nhưng nói thật, chả ông nào giở bộ đề ra hỏi đâu, khôn như thế quê tôi đầy.

Một số khách hàng sẽ kiểm tra kĩ năng coding, đưa ra bài toán yêu cầu code (share màn hình cho họ xem) DevOps thì thường là python code, shellscript… Ví dụ viết một đoạn python monitor cert có bị expired không, expired thì alert

Trường hợp này trc khi code, hoặc trong khi code cần trình bày giải pháp cho họ trước, theo kiểu tôi dự định dùng ssl library để check cert , dùng slack api để send alert … rồi mời viết code, Nhiều thanh niên đọc đề bài bắt đầu hùng hục cắm đầu code, rồi chạy lỗi lại cuống cuồng tra google, debug. KH ngồi chờ dài cổ, sinh bực –> auto tạch

Chỉ khi ứng viên pass được PV, thì dự án mới về, tiền mới có, đến lúc đó sắp xếp nhân sự đó là việc của các sếp

Kết luận

Phỏng vấn KH để lấy dự án không phải là chuyện dễ dàng, đòi hỏi ứng viên phải có kĩ năng phỏng vấn, tip trick mẹo. Đôi khi một bạn biết là dư sức làm dự án nhưng phỏng vấn KH thì lại tạch do yếu về ngoại ngữ, khả năng diễn đạt. Và ngược lại, có bạn làm dự án có thể không tốt bằng nhưng lại pass được phỏng vấn nhờ communication skill tốt, biết cách trình bày rõ ràng mạch lạc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét