Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Tuyển dụng Tây Ba Lô

 


Tây balo là gì? Đặc điểm của hình thức du lịch mới Backpacker

Với nhu cầu đa dạng về nguồn lực, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tuyển dụng những vị trí đến từ nước ngoài, gọi là expats. Expats đến từ nhiều nước Âu Á, U Cà Na, Thổ Nhĩ Kì hàng gì cũng nhận. Thế mạnh của Expats so với nguồn local đó là communication skill, do tiếng Anh là native language của họ, nên phù hợp cho những vị trí cần giao tiếpvới khách hàng. Thứ mà developer local, vốn chỉ quen với việc coding nhưng lại yếu khoản trình bày giao tiếp. Tuy nhiên, Tây thì có tây this, tây that và không thể tránh khỏi những tính huống dở khóc dở cười xảy ra

Expats cho vị trí BA

BA là business analysis là vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy requirements. Đối với BA, English communication là job description, yêu cầu bắt buộc. Cho nên vị trí BA khá phù hợp với expats, do lợi thế về ngoại ngữ, am hiểu về văn hóa, gần gũi với khách hàng. Tôi nhiều bạn BA người Mỹ hoặc Châu Âu (những nước English là native language) khá thành công ở vị trí này.

Expats cho vị trí SA

Tuy nhiên, đối với việc tuyển dụng expats cho vị trí kĩ thuật như SA, Technical Lead, Developer thì lại không đơn giản như vậy. Khác với BA, kĩ thuật thì chuyên môn mới là job description. Sẽ không có nghĩa lý gì khi tuyển dụng một thanh niên chém gió English nhưng rồng leo nhưng làm lại không được việc… Không ít lần, tôi đã gặp những tính huống phỏng vấn expats Tây nhưng là Tây Ba Lô.

Phần lớn CV expats kĩ thuật đến từ Ấn Độ. Họ có kĩ năng viết CV rất tốt, đánh bóng bản thân bằng nhiều chứng chỉ, bằng cấp, những skill nhiều như quân nguyên, bản CV dài như văn tế nghĩa sĩ. Có thể nói, CV rất hoành tráng và gây nhiều ấn tượng cho người phỏng vấn.

Tuy nhiên, khi phỏng vấn thực sự thì mới lòi đuôi. Do có lợi thế về English cho nên khi được hỏi, ứng viên trả lời rất trôi chảnh, hùng hồn, không vấp váp nhưng lại … lạc đề, nói dài nói dai thành nói dại, lan man và không đi đúng câu hỏi. Nếu người ko có chuyên môn khi nghe trả lời thấy rất hoành tráng như thật ra thì không phải vậy. Đôi khi đây là một tip trick của ứng viên expats, khi bị hỏi một câu hỏi mà họ không biết. Nếu như ứng viên bản địa sẽ ngập ngừng ấp úng, không biết nói sao hoặc đơn giản trả lời em không biết, thì expats sẽ dùng tiếng English để bắn 1 tràng tung hỏa mù vào người phỏng vấn. Tưởng chứng như kiến thức rất mênh mông nhưng thật ra lại mù tịt

Một rào cản đối với expats ở vị trí kĩ thuật là làm việc với team bản địa khi vào dự án, rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và tính cách. Vì team bản địa chủ yếu làm tech là chính, không thể có english đủ tốt để giao tiếp như nói tiếng Việt khiến việc trao đổi, trình bày khó khăn. Ngoài ra, mức lương của expats có thể x2, x3 so với 1 dev bản địa cùng vị trí, cho nên đây là bài toán chi phí mà manager cần quan tâm

Kết luận

Việc tuyển dụng expats cho dự án là điều nên làm vì nó phù hợp với xu hướng GO GLOBAL, tạo ra một làn gió mới cho team và tạo điều kiện cho member bản địa tăng cường kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên, leader sẽ cần phải rất tinh ý và có con mắt nhìn người để tránh tình trạng tuyển dụng phải Tây Ba Lô như tình huống trên

Đăng nhận xét

0 Nhận xét