Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Tư tưởng vượt thời đại

 




Việt Nam sau năm 1954, miền Bắc bắt đầu công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng mô hình hợp tác xã, loại bỏ hoàn toàn tư hữu, toàn bộ tư liệu sản xuất ruộng vườn, trâu bò được đưa vào HTX, sở hữu tập thể. Với mục tiêu worldclass, đưa Việt Nam trở thành đất nước giàu mạnh, thu nhập tỉ đô, tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Thời đó, Vĩnh Phúc, một tỉnh phía miền bắc cũng đi theo mô hình này với rất nhiều hợp tác xã. Hàng ngày, nghe tiếng kẻng, xã viên lục tục ra đồng làm việc. Đến cuối ngày, thì họp chấm công, gọi là công điểm. Việc chấm công này theo hình thức cào bằng, theo kiểu làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Người làm nhiều, kẻ làm ít đều nhận như nhau. Của cải tập thể là của chung, cha chung không ai khóc dẫn tới triệt tiêu động lực sản xuất. Năng suất lúa ngày càng đi xuống.

Hàng hóa tập trung về nhà nước và được phân phối dưới dạng cửa hàng mậu dịch, người dân buôn bán sẽ bị khép vào tội tư sản, nên phải bán chui chợ đen. Lợn gà gia cầm nuôi phải nộp hợp tác xã, nhà ai có dịp giỗ chạp, muốn mổ lợn phải lên ủy ban xin phép.
Làm việc cực nhọc, nhưng thu nhập không được bao nhiêu, nên xã viên đều chán nản, loose motivation. Sáng đánh kẻnh ra chỉ làm quấy quá cho xong, đợi kẻng hết giờ thì xách cuốc đi về. Hợp tác xã làm ăn ngày càng lụn bại, sản xuất bị đình trệ, nạn đói xảy ra khắp nơi. Người dân làm không đủ sống nên phải làm thêm nghề phụ như nấu rượu lậu, bán chui hàng hóa chợ đen để có thu nhập
Ông Kim Ngọc, là bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc , một người xuất thân nông dân, đã đến từng xã để tìm hiểu nguyện vọng của người dân
Bác xem, năm trước em quản lý hợp tác xã 20 xã viên, lương em được 20 đồng. Nay hợp tác xã grown up lên x2, 40 người, quản lý phức tạp, effort bỏ ra nhiều hơn. Cuối năm, ban bí thư vẫn trả em 20 đồng, vẫn em cày làm giề
Ruộng này, nhà em 4 người thanh niên to khỏe, làm từ sáng đến tối, cày bừa gieo mạ. Lúc chấm công lại tính lao động chính, lao động phụ. Em thanh niên to khỏe lại xếp lao động phụ, lương chỉ bằng 0.5 lần nhà ông X, già cả ốm yếu, mà lại là lao động chính. Sao mà công bằng được.
Thấy đời sống nhân dân như vậy, ông vô cùng trăn trở. Vì ông cho rằng: “CNXH là phải người dân “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang”, wordclass thì người dân phải có thu nhập trăm củ, có thể sống bằng lương của mình, không phải đi làm tay phải tay trái như hiện giờ nữa."
Vào thời tư duy còn nặng tính giáo điều, đó là một tư tưởng đổi mới vượt thời đại. Vì quan điểm đó đồng nghĩa với sự sùng bái vật chất tư bản chủ nghĩa. Đồng nghiệp đều lo lắng cho vận mệnh chính trị của ông
Nếu người dân mình ấm no, thu nhập trăm củ, không phải chịu gánh nặng cơm áo gạo tiền thì tôi mất cái ghế bí thư tỉnh ủy này cũng được
Nhận thấy những sai lầm khiếm khuyết của việc quản lý hợp tác xã, ông đã đưa ra chủ trương khoán hộ. Giao lại ruộng đất tư liệu sản xuất cho nhân dân, để họ tự quản lý làm việc, buôn bán rồi nộp lại một phần cho hợp tác xã, còn lại thì được hưởng hết. Tóm lại là, anh nào có sức chiến nhiều project thì sẽ được nhiều tiền, làm ít thì ít tiền, không cào bằng. Yếu làm không được thì cho layoff, không có anh nào phải gánh cho anh nào.
Mô hình khoán hộ đã tạo ra bước ngoặt ở tỉnh Vĩnh Phúc, người dân hăng say sản xuất, năng suất tăng vọt, thóc lúa dồi dào, hàng hóa dư thừa được tự do buôn bán không phải nộp lại cho HTX, người dân ấm no. Nhiều tỉnh khác cũng học tập theo mô hình của Vĩnh Phúc
Tiếc thay, những tư tưởng tiến bộ, đứng về phía người nông dân, không được ban lãnh đạo ủng hộ, quy vào tư tưởng của chủ nghĩa xét lại, vi phạm đường lối. Khoán hộ bị chỉ trích kìm hãm, dẹp bỏ, bản thân ông thì bị bắt làm kiểm điểm tự phê bình, tự nhận là sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ. Tuy nhiên, ông không hề bị cách chức, mất việc vì BLD nhận thấy ông là một người tài năng không thể thiếu được trong tổ chức.
Sau này, khi khoán hộ bị cấm, ông buồn nhiều hơn là vui. Có nhiều lúc ông đi trên những cánh đồng trước đây thực hiện khoán hộ lúa xanh tốt, nay trở lại khoán quản nên tiêu điều, về nhà ông lại buồn. Có lúc ông mời những cán bộ cũ đến nhà để bàn về việc tiếp tục khoán hộ, nhưng lúc ấy đã có lệnh cấm của T.Ư, các quan chức lúc đó chẳng ai còn dám nghe ông nữa, chỉ có mỗi người dân là vẫn âm thầm làm khoán hộ, bất chấp tất cả lệnh cấm. Lẳng lặng đi làm chui, kiếm thêm thu nhập. Ông biết nhưng vẫn khẳng định
Không thể bỏ khoán hộ. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau.
Các cán bộ dưới quyền ông đều cố ý mắt nhắm mắt mở để người dân làm khoán hộ
Ông qua đời vì bệnh ung thư dạ dày, người dân tỉnh Vĩnh Phúc khóc thương
Phải 20 năm sau, đến năm 1988, lịch sử mới ghi nhận tầm nhìn vượt thời đại của Kim Ngọc, với sự ra đời của khoán 10, Việt Nam từ nước đói nghèo nhờ đổi mới đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới
Thời đại, có những người đồng cảm sâu sắc với sự đói nghèo của người dân, dám đi ngược lại chủ trương, tháo bỏ quy định không phù hợp, chấp nhận sự rủi ro đến với mình miễn là người dân được ấm nó cũng khó kiếm lắm

Đăng nhận xét

0 Nhận xét