Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Sống nhờ CHE?



Mỗi dịp cuối năm các doanh nghiệp lại bắt đầu kì Checkpoint, đánh giá năng lực của nhân viên để xem xét đến lương thưởng, bình bầu nhân viên xuất sắc, chính sách đãi ngộ vân vân và mây mây. Các thanh niên đương nhiên đều vô cùng háo hức mong năm nay được tăng lương để tết này bánh chưng có thịt. 

Lính tráng lại tranh thủ tâm sự với leader

 "năm nay em làm tốt, cuối năm anh lobby em với các sếp", 

"lương em thấp lắm, năm nay không được xxx lương chắc em nghỉ thôi anh"

"lạm phát VN tăng cao quá, lương không tăng chắc không đủ sống anh ơi"

abc, xyz 

Thôi thì đủ mọi hoàn cảnh, nghe cũng não hết cả ruột gan. 



Trước tiên, hãy phân tích về kì Checkpoint cuối năm. 

Mỗi doanh nghiệp đều có một khoản quỹ lương được fix từ đầu năm tài chính và được phân bổ xuống từng đơn vị. Kiểu như đơn vị A được cấp cho quỹ lương, thưởng 10 tỉ tính cho 100 chú. Ông giám đốc tự sắp xếp tính toán tăng lương cho nhân viên miễn sao không vượt quá quỹ lương


Trong đơn vị, thì nhân viên cũng nhiều level có thanh niên fresher mới ra trường lương độ 8 củ, có anh dev 3 làm 3 4 năm senior độ 20 củ, anh SA leader lương 50 ~ 60 củ, tổng lương thưởng nằm trong 10 tỉ quỹ lương.


Giả sử mỗi level đều tăng 20% mỗi năm thì anh fresher lương 8 củ chỉ được tăng 1.6T nhưng anh SA leader 50 củ tăng tới 10 củ lận. Nếu thế thì lỗ to, cho nên các level không thể tăng đều như nhau sau mỗi kì checkpoint.  


Ở các level thấp lương thấp thì mức tăng có thể cao 20% - 30% , các lên level cao tỉ lệ tăng ngày càng giảm, và việc lên level cũng lâu hơn do lương cao sẵn rồi. 


Nếu năm nay, anh nhân viên A làm việc đặc biệt xuất sắc (OT chết mẹ) thì có thể cuối năm sẽ được lọt vào danh sách bình bầu để xét thưởng, tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung ( Sếp vẫn cần giải trình với lãnh đạo ở trên đối với những case tăng lương vượt chuẩn), và rõ ràng những case này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại thì đều tăng lương theo quy trình (10 - 20%) , với điều kiện làm việc bình thường, hoàn thành task, không dính lùm xùm. Thanh niên nào thái độ lầy lội, làm việc bát nháo thì ko đuổi việc là may, đố dám đòi.


Chốt hạ, tăng lương hàng năm chỉ giới hạn từ 5 ~ 20% tùy theo level, vì nó bị giới hạn về quỹ lương, chi phí doanh nghiệp. Cho nên, mong muốn x2 x3 lương là impossible chỉ có đi chơi coin. Ngoài ra do lạm phát ở VN tầm 3 - 4% (theo báo cáo trên tivi) còn thật sự bao nhiêu % thì check giá vàng thì biết, nên phải trừ đi phần lạm phát


Vậy có nên trông vào Checkpoint để tăng thu nhập??


Câu trả lời là KHÔNG


Bạn cần làm việc có trách nhiệm hoàn thành task đc giao để nhận mức lương như quy trình, nhưng trông mong sếp tăng lương cao để cải thiện cuộc sống là không thể vì những vấn đề như trên.


Thế thì chết đói à?? 


Chết thế éo nào được, theo lời cụ Huấn nói là có làm thì mới có ăn, chỉ có 1 từ thôi đó là "PROACTIVE", nghĩ cách mà kiếm tiền ngoài lương


Nếu bạn có skill cao, có chuyên môn thì rất nhiều việc có thể kiếm tiền


Extra-job

Extra job ở đây có nhiều kiểu (làm freelancer vào upwork.com hay freelancer.com) tạo profile, bid job kiếm tiền


Bản thân tôi cũng làm công việc này từ 2013 đến nay, vừa học thêm kĩ năng chuyên môn, communication skill và có $$ hàng tháng. Tất nhiên giai đoạn đầu phải bỏ công build profile, tìm kiếm khách hàng SML nhưng khi có profile, số má ok thì kiếm việc tương đối dễ


https://www.freelancer.com/u/giaosucan


https://www.upwork.com/freelancers/~01fc47dfdcf47c3c99


Extra job tại chính công ty mình, thời buổi dịch bệnh WFH nằm nhà suốt thời gian dư thừa nhiều, nhiều doanh nghiệp khuyến khích các dự án tìm nguồn lực nhàn rỗi từ chính công ty mình thay vì tốn chi phí tuyển dụng. Ví dụ FPT có hẳn 1 chợ freelancer là https://akajob.io/ để các thanh niên vào bid job y chang freelancer. Nhiều thanh niên làm x-job còn kiếm hơn cả lương. 


Việc x-job tạo cho bạn cơ hội có những mối quan hệ với các đơn vị khác, có thêm những skill mới, đó chính là cánh cửa sau để phòng khi "có biến" sau này.


Đầu tư

Khi đi làm tích lũy được 1 khoản tiền, gọi là có của ăn của để, thì tất nhiên phải làm sao cho tiền đẻ ra tiền. Vì với tính hình lạm phát, bỏ tiền vô bank thì xác định banh xác. Tất nhiên món này thì thanh niên nào nhanh nhậy, biết chớp thời cơ và cả hên nữa thì ăn, không thì đu đỉnh.


Chứng khoán, BDS, crypto là những kênh đầu tư có thể kiếm ăn được. Vốn lớn thì làm lô đất, vốn nhỏ thì ck với crypto. Những làm gì thì đều đầu tư thời gian tìm hiểu, phân bổ vốn theo tỉ lệ rủi ro mà mình chấp nhận được.


Tôi biết một số thanh niên chớp thời cơ chơi game blockchain play2earn ngày kiếm chục củ. Tất nhiên việc này cũng không lâu bền, nhưng kiếm được bao nhiêu thì cứ kiếm. Cho nên mấy món CHE chắn cũng không cần quan tâm lắm.


Chốt váy lại, than thở khóc lóc xin tăng lương vào những ngày CHE không ăn thua, hãy PROACTIVE suy nghĩ về những con đường khác để tăng thu nhập


Đăng nhận xét

3 Nhận xét

  1. Bài viết chia sẻ khá vui nhưng link bị gắn sai anh nhé :D

    Trả lờiXóa
  2. Ước gì em biết đến blog của a sớm sớm thì đỡ vạ vật, vật vã vs các sếp rồi :D
    Nói chung sống lâu cũng tự ngẫm ra nhiều thứ

    Trả lờiXóa