Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Coding Luận Sử 2 - Thích khách liệt truyện

Bài trước luận bàn về sử Việt, bài này chém gió về sử Tàu
Nếu như Việt Nam có những bộ sử nổi tiếng như Đại Việt Sử Kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên hay Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thì Trung Quốc có bộ sử kí Tư Mã Thiên. Trong cuốn sử kí này, có một chương là thích khách liệt truyện khi lại những thích khách nổi tiếng của Trung Quốc. Trong đó có hai nhân vật là Chuyên Chư và Kinh Kha
Chuyên Chư là người cuối đời Xuân Thu, khi đó Trung Quốc phân tranh thành rất nhiều quốc gia nhỏ, trong đó có nước Ngô thực lực rất mạnh. Công tử Quang nước Ngô muốn cướp ngôi vua nên đã sai Chuyên Chư lập kế hành thích. Chuyên Chư biết vua Ngô thích ăn món cá rán, nên đã đi học nấu ăn trong hơn 1 năm, rồi giấu trủy thủ trong bụng cá, trong lúc dâng món ăn, rút dao đâm chết Ngô Vương Liêu. Hoàn thành sứ mạng giúp công tử Quang hoàn thành bá nghiệp
Còn Kinh Kha là người cuối đời Chiến Quốc, khi đó Trung Quốc chỉ còn 7 nước, nước Tần là mạnh nhất, sắp thống nhất thiên hạ, chuẩn bị diệt nước Yên. Thái Tử Đan của nước Yên cùng mưu sĩ là Điền Quang tính kế hành thích vua Tần. Điền Quang đã tiến cử Kinh Kha, nên đâm cổ tự vẫn để chứng minh cho Yên Đan về năng lực của Kinh Kha. Thái Tử Đan đọc CV của Kinh Kha, lại thêm reference từ Điền Quang, trong lúc interview thấy anh chém gió như thần nên rất mực tin tưởng, liền tuyển vào làm nhân viên, chế ngộ đãi ngộ rất hậu. Thậm chí Kinh Kha thấy em út tay trắng buột miệng khen đẹp, thái tử Đan chặt luôn tay em út tặng Kinh Kha
Thái Tử Đan còn đem trăm cân vàng mua một thanh trủy thủ tẩm độc trang bị cho Kinh Kha hành thích vua Tần. Phàn Ô Kì, một người vua Tần muốn lấy đầu đã quyết định tự sát, để tạo điều kiện cho Kinh Kha tiếp cận được vua Tần.
Ngoài ra Thái Tử Đan còn phái một trợ lí là Thuần Vũ Dương đi theo để support Kinh Kha hành thích. Chốt cái váy, là mission này a Kinh Kha được trang bị hỗ trợ đến tận răng.
Trên đường làm nhiệm vụ, Kinh Kha còn ứng khẩu làm thơ vô cùng lâm li thống thiết
Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê
Tráng sĩ một đi không trở về
Kết cục, khi gặp vua Tần thì anh trợ lí Thuần Vũ Dương mặt mày trắng bệch, tay chân run rẩy khiến vua sinh nghi không cho vào điện, Kinh Kha đành đánh solo. Kinh Kha lúc hành thích vua Tần thì lại đâm trượt, chạy đuổi theo vua Tần còn bị chém một nhát vào tay, phi ngọn truy thủy cũng trượt nốt, cuối cùng thì bị giết, mission failed toàn tập. Cuối cùng chỉ vì kiếm thuật không tinh, làm Phàn Ô Kì và Điền Quang chết uổng mạng, thái tử Đan mất một mớ tiền.
Chuyên Chư và Kinh Kha đều là thích khách, Chuyên Chư trong CV vốn không biết nấu ăn nhưng đã kiên trì học tập tự thân vận động, học được nghề làm cá nhờ đó đã tiếp cận và hạ sát được Ngô Vương. Kinh Kha thì được support đến tận răng thậm chí có người có bán mạng để tạo điều kiện mà vẫn fail.
Nhìn câu chuyện trên mà nghĩ đến câu chuyện tuyển người và dùng người trong lĩnh vực IT. Có những người có kĩ năng chém gió đánh bóng bản thân nhưng anh Kinh Kha, nếu người tuyển dụng ko có mắt nhìn người, interview ko kĩ dẫn tới tuyển sai. Kết cục là giống như thái tử Đan, mất cả mớ tiền lương rồi kết cục vẫn hỏng. Đành rằng chém gió là một kĩ năng quan trọng nhưng nói là phải đi đôi với làm, nói được thì phải làm được, nếu không thì chẳng khác gì thùng rỗng kêu to mà làm hại cả tổ chức. Cho nên những công ty lớn như Google, Facebook việc phỏng vấn phải trải qua rất nhiều vòng, pv kĩ thuật chuyên môn, check CV, IQ các kiểu mới tuyển được nhân tài.
Ngược lại có những người có năng lực thật sự nhưng không giỏi khoản đánh bóng bản thân như anh Chuyên Chư, nếu chỉ vì CV không có gì đặc biệt mà bỏ lỡ người tài thì thật tiếc lắm thay.
Biết phân biệt được người có thực tài và kẻ chém gió, ấy là nghệ thuật của người lãnh đạo vậy

Đăng nhận xét

2 Nhận xét