Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Mất nước và cách mạng 4.0

D:\Users\NGUYEN~1\AppData\Local\Temp\SNAGHTML7bc29.PNG

1 năm qua, báo chí tốn không ít giấy mực về cách mạng công nghiệp 4.0. Người người nói về 4.0, nhà nhà nói về 4.0. Hội thảo họp hành liên miên, chuyên gia đăng đàn bàn luận về công nghệ 4.0, nào là Machine Learning, AI, Big Data, RPA. Bà con nô nức đi nghe chém gió từ sinh viên đến phụ lão từ bác xe ôm đến chú thợ hồ, vui như trẩy hội. Ai nấy cũng hồ hởi nô nức, chả mấy chốc Việt Nam hóa rồng đến nơi rồi. Nhưng chốt hạ, thế cái 4.0 này nó như thế nào?
Cuối cùng, tôi cũng đã được thấy tận mắt thế nào là 4.0. Đó là không nước tắm, không nước rửa đít, không nước ăn và không ….có điện.

Chuyện mất nước

Câu chuyện xảy ra tại Đà Nẵng, thành phố biển đáng sống nhất Việt Nam…
Đà Nẵng có sông cầu Đỏ là nguồn cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho cả thành phố. Trong 1 tháng vừa qua, sông cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Nguyên nhân là do chặt cây phá rừng, làm thủy điện, cộng thêm nắng nóng kéo dài, không mưa khiến sông bị nhiễm mặn. Cộng thêm vào mùa du lịch, khác du lịch đông, nhà hàng khách sạn mọc lên như nấm. Kết quả toàn thành phố rơi vào tình trạng thiếu nước sạch
Thiếu nước dài ngày gây hậu quả nghiêm trọng. Từ thành phố biển đáng sống nhanh chóng trở thành thàng phố bẩn chán sống sau 1 tuần  Không có nước tắm, anh em Developer người hôi như cú, lên công ty ngồi điều hòa hương thơm lan ra khắp phòng. Chị em đến tháng không có nước vệ sinh, máu khô thành mảng. Quần áo không giặt chất đống hôi rình, ngồi bồn cầu không nước xả đành phải vận khí thổi cho nó trôi. Anh kĩ sư đi onsite mấy tháng về, tối thèm quá khều vợ định “lục đục tí”, vợ lèo nhèo “Nhà mất nước đấy”, đành thở dài kìm hãm cái sự sung sướng lại mà ngủ tiếp. Thật sự đến giờ mới thấy cái cụm từ “Điện nước đầy đủ” với “nước nôi tràn trề” nó có giá trị đến thế nào.
Nhu cầu điện nước là nhu cầu sinh học cơ bản của con người. Khi còn thiếu nước vệ sinh thì nước mới là thứ quan trọng nhất, còn những thứ khác Big Data, Machine Learning tồn tại hay không méo quan trọng.

Câu chuyện ngành IT

Nói câu chuyện mất nước và cách mạng 4.0 để dẫn tới câu chuyện đi làm việc trong ngành IT. Người Việt có câu “Nói như rồng leo, làm như mèo mửa” để ám chỉ những kẻ chỉ hô hào suông mà không có làm thực sự. 
Tôi đã chứng kiến tận mắt những câu chuyện đúng nghĩa là đầu voi đuôi chuột, những sự việc chỉ được hô hào ban đầu, sau một thời gian lại chìm nghỉm như shit trong bồn cầu. Nó bắt nguồn từ sự thiếu kiên trì, cha chung không ai khóc, chỉ hăng hái được lúc đầu.
Những group facebook được lập ra với mục tiêu hoành tráng vài nghìn member trong vài tháng, tiêu chí chia sẻ kiến thức công nghệ, học tập nhưng đến lúc kêu gọi chia sẻ kiến thức thì ai cũng nghĩ “chắc nó chừa mình ra” 
Những chương trình training được tổ chức đầu tư công phu, với target xx, yy member phải biết DevOps, Cloud… trong xx tháng, nhanh chóng giải tán trong vài nốt nhạc với lý do “Dạo này em OT bận lắm không học được anh ạ. Tháng này vợ em đẻ, trông con mệt lắm….”
Những target OKR vô cùng leng keng với XX chứng chỉ công nghệ, thanh niên nô nức đăng kí học thi chứng chỉ công nghệ khủng như AWS pro, Solution Architect, Azure, budget đầu tư cả ngàn đô nhanh chóng sụp đổ với lý do … bận không thi được.
Người Nhật nổi tiếng với tính cách “Đã nói là làm”, “nói được làm được” và người Việt cũng nổi tiếng tích cách “Nói 1 đằng làm 1 nẻo”

Kết Luận

Qua câu chuyện trên. điều tôi muốn nói ở đây đó là câu chuyện giữa nói và làm. Nếu đã quyết làm hãy kiên trì làm đến nơi đến chốn. Cảm thấy không làm được, hãy stop ngay từ đầu để tránh tốn công sức vô ích. Bởi vì có rất nhiều mục tiêu, target đặt ra sẽ không thể làm trong 1 sớm 1 chiều mà phải mất hàng năm, thậm chí cả đời. Bạn có đủ kiên trì để theo đuổi nó không?



Đăng nhận xét

1 Nhận xét

  1. Bài viết quá hay và hài hước đúng sự thực nữa, cám ơn tác giả nhiều, mình cũng có biết một chút về Leng Keng OKR ( Nói một , nghĩ hai , làm năm hay sao ấy nhỉ)

    Trả lờiXóa