Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Thuyết trình chém gió

Image result for thuyết trình chém gió
Vốn khởi nghiệp bằng nghề gõ phím nuôi miệng, mình cho rằng phải nói ít làm nhiều. Ai không làm mà chỉ nói thì chỉ là thằng chém gió. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều năm làm việc, mình nhận thấy chém gió là một kĩ năng vô cùng quan trọng.

Nói một cách hàn lâm thì chém gió là presentation skill, kĩ năng trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người. Nói kiểu nông dân là chém như rồng. Tuy nhiên làm sao để cho họ hiểu được vấn đề của mình là cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Bài này đúc rút một số kinh nghiệm mà mình tích lũy được sau mấy năm tay code, mồm chém

Sự tự tin trước đám đông

Thực tế có rất nhiều bạn kiến thức rất vững, hiểu vấn đề mình đang nói, nhưng khi đứng trên đám đông, (ban bệ lãnh đạo, khách hàng)… thì bị vấn đề tâm lý, tim đập chân run, không thể mở mồm nói được. Kết cục là thất bại. Bản thân mình cũng từng trải qua khi phải trình bày trước khách hàng (người nước ngoài) trong khi communication skill chưa thực sự tốt. Trong trường hợp này thì cố gắng take it easy, cứ nói thoải mái, không căng thẳng, thường thì nên chuẩn bị script trước để tập trước khi nói cho đỡ bối rối.

Phong cách trình bày

Phong cách trình bày ở đây có thể hiểu như phong cách hài hước dí dỏm hay formal nghiêm túc. Điều này tùy thuộc vào đối tượng người nghe. Nếu người nghe là nhân viên trong công ty, bạn bè thân thiết thì chọn phong cách trình bay vui nhộn, dùng những câu pha trò để gây cười. Còn người nghe là khách hàng, lãnh đạo, người có trình độ phải chọn phong cách hàn lâm, formal để tránh gây sự phản cảm.
Phong cách gì thì phong cách thì điều quan trọng nhất là nói sao cho người nghe hiểu được. Việc trước tiên là bạn cần xác định trình độ của người nghe. Ví dụ bạn trình bày về công nghệ blockchain, người đến nghe họ không biết gì về nó. Nếu bạn trình bày những nội dung quá cao xa, hay chỉ nói những thuật ngữ chuyên ngành của blockchain như consensus, cryptocurrency thì không khác gì vịt nghe sấm. Vì thế, mình thường dùng phương pháp “bình dân hóa” để trình bày những kiến thức kĩ thuật (dùng những hình ảnh đời thường) để mô tả kĩ thuật. Và cũng tùy đối tượng người nghe, mà mình lựa chọn những hình ảnh đấy. Ví dụ như FSofter thì toàn chơi 18+ (Trâm Anh 9ph, Massage thư giãn…) đó là chủ để mà các thanh niên nghiêm túc rất quan tâm. Nhưng người nghe là sinh viên, các thầy giáo thì phải dùng hình ảnh khác để tránh gây phản cảm.
Một điều quan trọng khi trình bày là phải có tương tác hai chiều. Nếu ô speaker chỉ chém, audience chỉ nghe thì chỉ sau 30 phút là sẽ có cảm giác buồn ngủ. Đó là lí do phải luôn giao lưu với khán giả, bằng những câu hỏi gợi mở đến chủ đề mình muốn nói, pha trò để gây cười.
Ví dụ một vài tình huống
+ Hồi bé các bạn có xem bảy viên ngọc rồng không?
+ Có
+ Bạn nào có biết chiêu lưỡng long nhất thể là nó như thế nào không?
+ Hai người có thể trạng tương đương nhau, hợp lại với nhau tạo thành 1 thực thể mạnh gấp nhiều lần
+ Đúng rồi, giờ có 2 anh Developer và IT Operation mà hợp với nhau như vậy là thành DevOps như vậy.
Để giải thích public blockchain, mình có 1 câu hỏi đơn giản
Các bạn Fsoter ở đây có ai đi massage không. Ai đi rồi thì không giơ tay
Cười ồ
Không ai giơ tay chứng tỏ là đi rồi, chỗ đấy khi các bạn đến thì có ai chặn kiểm tra giấy tờ, hỏi danh tính không
Không. Đúng rồi, public blockchain cũng tương tự như vậy. Thế rồi là bla blo
Tất nhiên cũng một chủ đề đấy thôi, nếu audience là những người tri thức đạo mạo, khách hàng thì không xài tình huống trên được. Ta lại phải quay về phương pháp truyền thống thôi. Kiểu như
Ngày nay, giao dịch ngân hàng tiềm ẩn nhiều nhược điểm, do đó cần blo  bla
Fsoft đã phát triển thành công sản phẩm blockchain blo bla
Trong quá trình trình bày, chịu khó soi khán giả cho kĩ, việc họ có hiểu mình không được thể hiện trên nét mặt, câu hỏi đặt cho diễn giả. Nếu nhìn mặt ông nào ông nấy cũng ngơ ngác như vịt nghe sấm thì xác định fail rồi.

Kết luận

Nếu chỉ nói mà không làm thì chỉ chém gió, nhưng chỉ cắm đầu làm mà không biết nói thì thiệt thân. Vì bạn không thể chứng minh được năng lực bản thân, hay trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trước đám đông. Cho nên người speaker đi chia sẻ kiến thức, có thể không nhất thiết phải là chuyên gia công nghệ, nhưng phải biết cách trình bày được cho người khác hiểu. Ví cái người đã pro về mảng đấy có thể họ không có nhu cầu nghe, chỉ có người đang muốn học hỏi tìm hiểu họ mới đến. Cho nên không truyền đạt được thì là thất bại. Chốt hạ là nói được và làm được

Đăng nhận xét

0 Nhận xét