Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Để người nông dân cũng hiểu được Blockchain - Part 2


Tiếp tục phần 1, phần này sẽ giải thích sâu hơn về đặc điểm của blockchain theo cách “bình dân học vụ”, để đảm bảo anh xe ôm, chị lao công cũng có thể hiểu được, và trả lời câu hỏi của phần 1: Làm sao dữ liệu trên blockchain không bị làm giả hoặc sửa đổi??

Giải thích blockchain cho dễ hiểu

Blockchain lưu trữ dữ liệu thế nào?

Trên Google có hàng nghìn tutorial mô tả cách blockchain lưu trữ dữ liệu theo cách mà những người có IQ cao mới hiểu được. Giaosucan’s blog sẽ mô tả như sau
Tưởng tượng bạn có 1 cuốn sách Cô Giáo Thảo chẳng hạn, cuốn sách có độ 50 trang, mỗi trang đánh dấu bằng số trang 1 , 2 , 3 , 4, và điều quan trọng là các trang còn liên kết với nhau về nội dung như sau
Điều gì nếu một thanh niên nào đó cố tình thay đổi nội dung cuốn sách của bạn, ví dụ anh ta xé đi trang thứ 3, hoặc sửa đổi từ chào thành từ chịch ở trang 2. Rõ ràng về khía cạnh số page, bạn có thể dễ dàng nhận ra số trang tự nhiên nhảy từ 2 sang 4, vậy là có đứa nào xé một sách của ông rồi.
Thanh niên kia không phải tay vừa anh ta sửa lại toàn bộ index của các trang thành như sau
Lúc này thì đã đánh lừa được bạn, nhưng rất may cuốn sách còn liên kết với nhau bằng nội dung, khi bạn đọc nội dung cuốn sách thành 1 câu vô nghĩa như "em chào giáo Thảo" thì bạn vẫn có thể phát hiện được có kẻ đã sửa đổi thông tin.
Như vậy để có thể đánh lừa được hoàn toàn, anh thanh niên không những phải sửa index mà còn phải sửa cả nội dung thành kiểu như “Em Yêu Cô Giáo Thảo”…
Về mặt lý thuyết thì a thanh niên có thể chỉnh sửa được nếu như có đủ effort và time. Thực tế với những cuốn sách cỡ nghìn trang cỡ như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Chiến Tranh và Hòa Bình thì việc sửa đổi như thế này là impossible.
Mạng blockchain lưu trữ dữ liệu tương tự như cuốn sách trên, nó giống như một danh sách liên kết (LinkedList) chứa data và và một hash pointer.
What Is Hashing? Under The Hood Of Blockchain
Mỗi block được liên kết với các block trước đó bằng cách chứa hash của các block trước đó. Các block sẽ giống như các trang sách, và hash là nội dung của trang đó.
Do đó, nếu hacker muốn thay đổi 1 block , anh ta phải cập nhật lại các block sau nó để đảm bảo tính hợp lệ của chuỗi. Nếu một block không hợp lệ nó sẽ bị loại khỏi chuỗi ngay. Cái hash này tương tự như nội dung của cuốn sách trên. Một điều quan trọng nữa là các block sẽ được máy tính trong mạng add liên tục vào chuỗi, cho nên anh hacker sẽ không thể thay đổi toàn bộ block còn lại kịp
Nó cũng tương tự như cuốn sách Cô Giáo Thảo trên, nếu có nhiều tác giả cũng viết thêm nội dung vào các trang tiếp theo, còn một thanh niên nào đó muốn sửa một trang nào đó, anh ta sẽ phải sửa toàn bộ nhưng trang hiện có + thêm những trang mới được thêm vào.
Vậy nếu như thanh niên trên mà thông đồng với các tác giả để sửa đổi thì sao? Câu trả lời là anh này đã thành công trong việc thay đổi nội dung cuốn Cô Giáo Thảo từ sang Cô Giáo... Bọ Cạp


Cô giáo thảo
Trở thành
Cô giáo bọ cạp

Mạng blockchain cũng vậy, các tác giả ở trên giống như các computer node tham gia vào quá trình đồng thuận, nếu 1 hacker có thể thông đồng, nắm quyền kiểm soát của 51% số computer này thì hacker đó sẽ hack được mạng blockchain.
Blockchain sử dụng Merkle tree, cây hash nhị phân, là một dạng cấu trúc dữ liệu sử dụng để lưu trữ hash của các thông tin cá nhân trong bộ dữ liệu lớn đồng thời đảm bảo việc xác minh hiệu quả bộ dữ liệu.
Merkle tree được xử dụng như một cơ chế chống phá hoại, đảm bảo rằng bộ dữ liệu không bị thay đổi.
Image result for merkle tree blockchain
Do đó tính bất biến (Immunity) của blockchain không phải là không thể sửa đổi được data mà là khó có thể sửa đổi được. Bản thân mạng blockchain vẫn có thể bị hack, mặc dù điều đó khó có thể xảy ra.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm mà bác nông dân còn chưa hiểu
Câu chuyện blockchain vẫn còn tiếp tục ở phần sau




Đăng nhận xét

0 Nhận xét