Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Lí thuyết hỗn loạn



Đọc tác phẩm Nguồn Cội Danbrown, bạn sẽ biết đến một khái niệm là Entropy - đơn vị đo mức hỗn loạn và sự ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

Bắt nguồn từ định luật 2 của Nhiệt Động Lực Học. Nó liên quan đến tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học. Cái này đọc trên Google, ChatGPT hơi phức tạp, hiểu nhanh là không có động cơ có thể chuyển hóa 100% nhiệt năng thành cơ học mà không có phần năng lượng bị mất đi, tức là động cơ vĩnh cửu không tồn tại. Nó giải thích sự gia tăng của entropi trong hệ kín (tức là vũ trụ có xu hướng trở nên hỗn loạn hơn theo thời gian) nếu không có tác động bên ngoài.

Đấy là vật lý, nhưng Entropy mô tả để xu hướng hỗn loạn của cuộc sống
Trong giờ làm việc, các thanh niên ngồi ngăn ngắn, chăm chú nhìn màn hình, coding ầm ầm, focus những vừa 5h một cái thì ầm ầm, nhao nhao đứng dậy chạy về đón con, bắt xe bus, mọi thứ trở lên hỗn loạn
Dự án không có PM quản lý theo process, không có coding rule, là mạnh ai nấy code, PR merge tá lả, main branch thành đống hổ lốn, ticket status không ai track. Project trở nên loạn xà ngầu
Sếp mắng nhân viên, nhân viên akay ném cốc nước vỡ cái choang, nhưng mảnh vỡ của cái cốc không liền lại được
Không một ai có thể làm một việc cả đời, ban đầu vào công ty/project rất hăng hái, làm ngày làm đêm, nhận nhiều giải thưởng, rồi dần dần làm lâu thấy chán, công việc dần bão hòa, rồi motivation đi xuống, thế là nhẩy. Hoặc đơn giản làm làm đến già rồi phải về hưu

Có vô số ví dụ như thế, nơi mà sự hỗn loạn tăng dần theo thời gian. Điều thú vị là, mặc dù năng lượng không đổi, các hệ tự nhiên luôn có xu hướng trở nên hỗn loạn hơn, và trong một hệ cô lập, quá trình này không thể đảo ngược, nếu không thể có tác động từ bên ngoài

Tức là khi bạn đã chán một công việc nào đó, motivation đang down, nếu không có một ai giúp bạn kick nó lên thì vẫn cứ down, trở nên hỗn loạn
Dự án đang nát, nếu không có PM mới xuất hiện làm thay đổi cục diện thì nó vẫn nát, và cuối cùng là KH cho giải tán

Từ lý thuyết hỗn loạn, Giáo sư Khí tượng học Edward Lorenz đưa ra khái niệm về hiệu ứng cánh bướm. Khi nghiên cứu mô hình thời tiết, chỉ một thay đổi nhỏ trong biến số dữ liệu, mà kết quả dự báo thay đổi hẳn 180 độ. Từ đó, ông đưa ra câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.“


Mấy ví dụ về hiệu ứng cánh bướm như Adolt Hitler hay công chúa Sophie thì có nhiều trên mạng rồi, giaosucan’s blog muốn chọn ví dụ sát với nghề IT

Chú tester X làm công việc testing hàng ngày, sáng 8 làm, 5pm xách cặp đi về, cuộc sống nhẹ nhàng, không bon chen, lương 5 trẹo đủ ăn đủ tiêu. Rồi một ngày, ngồi nhậu tâm sự, anh Lead hỏi "chú thích sang nghề XXX không’, thanh niên OK, từ đó thanh niên dần thay đổi, skill up dần dần, thế là tìm được mối sang công ty khác lương cao hơn, rồi từ công ty đó, kiếm được mối ra nước ngoài làm, trở thành founder startup tỉ đô, trở về thành đại gia. Ngày đó chỉ cần NOT OK thì giờ vẫn là anh tester cùi.

Anh A sống nhiều năm trong cảnh cô đơn, buồn chán, down mood, đi làm chỉ để lấy tiền, không còn động lực cuộc sống, chán cảnh showbiz, không màng thế sự, sống như một chiếc bóng. Rồi một ngày thời tiết chuyển mùa, anh ngồi co ro lạnh cóng, em gái bên cạnh thấy tội nghiệp liền đưa cho cốc trà gừng uống, từ đó anh A trở thành một con người khác

Cuộc sống của anh A và anh X giống như một hệ kín, nó dần trở nên hỗn loạn, nếu không có anh Lead và cô gái Y là tác động bên ngoài dù chỉ là thay đổi rất nhỏ, nhưng nó lại khiến cuộc đời một con người đi sang một lối rẽ khác hẳn.

Nếu anh A không đi nhậu thì ko gặp anh Lead, anh Lead sẽ không hỏi chú thích sang nghề XXX không, và từ đó sẽ chẳng có một đại gia nào cả. Nếu ngày đó thời tiết ko chuyển mùa, em gái ko đưa cho cốc trà gừng, thì đời anh A vẫn vậy. Cuộc sống của chú Tester X và anh A là một hệ kín, nó dần trở nên hỗn loạn, tăng entropy, nếu không có anh Lead và cô gái Y là tác động bên ngoài, thì hệ kín sẽ sụp đổ.

Hành động của hôm nay là kết quả của một hành động trước đó và điều này có thể dẫn đến một hành động khác trong tương lai, điều này dẫn đến hiệu ứng gợn sóng. Cho nên chỉ một hành động nhỏ có thể dẫn tới kết quả lớn sau này, thậm chí thay đổi cả một xã hội

Đăng nhận xét

0 Nhận xét