Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

DevOps và SRE

Site Reliability Engineering PowerPoint Template - PPT Slides
Site Reliability Engineering (SRE), khái niệm ra đời tại Google năm 2023, trước khi DevOps bắt đầu thịnh hành. Anh em nào muốn đi theo con đường làm về vận hành hệ thống thì nên tìm đọc cuốn sách này, sẽ biết rất nhiều những khái niệm như Eliminating Toils, SLA, SLO, Handling Overload.

Vậy kỹ sư SRE họ làm gì

Cái này lên Google tra thì định nghĩa đầy, nhưng viết dài dọc, đọc nhiều dễ ngáo. Còn giaosucan’s blog giải thích theo kiểu bá đạo như sau
Nếu anh là một developer, sản phẩm của anh là application. App nào mà chả có bug, và anh dev phải có trách nhiệm fix bug trong application
Còn SRE engineer, sản phẩm của anh là infrastructure, là hệ thống như server, cloud, network…Hệ thống éo nào mà chả có issue, nào là server reboot không lên, return 503, 404, pod deploy không running, network connection timeout . Trách nhiệm của anh SRE là đảm bảo hệ thống chạy trơn tru, fix issue nhanh gọn để đảm bảo application của anh dev có thể chạy ngon lành cành đào
Có thể so sánh Application Bug vs Issue infra nó giống như đứt tay chảy máu với què chân gẫy tay. Chảy máu thì vẫn sống như què chân thì chỉ có bó bột đắp chiếu. Application bug sẽ gây ra bad user experiences với người dùng, nhưng ít nhất thì cái app nó vẫn chạy. Nhưng infra mà có vấn đề thì app cũng đi theo luôn, nó không còn là bad UX nữa mà incident
Cho nên ông SRE engineer là người hoạt động behind the scenes, supporter. User/QA họ chỉ nhìn thấy cái application, những chức năng mà developer tạo ra, nhưng sẽ không thể thấy được hạ tầng, kiến trúc đằng sau nó, cái mà kĩ sư SRE tạo nên. Lúc mọi thứ chạy trơn tru, người ta sẽ quên anh, nhưng lúc có issue là tên ông SRE sẽ được réo đầu tiên, và phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hệ thống

Khác nhau giữa SRE và Devops

DevOps vs SRE: Major Differences

Hiểu nhanh DevOps làm thiên về CICD manage development process , còn ông SRE tập trung vào thiết kế và vận hành hệ thống, đảo bảo hệ thống chạy ổn định, scability, security. Thực tế các hệ thống lớn, số lượng nhân viên lên tới cả ngàn mới tách biệt giữa DevOps và SRE, còn lại hệ thống nhỏ, ông DevOps sẽ làm luôn công việc của SRE. Điều đó đòi hỏi DevOps/SRE cần có kiến thức rất sâu rộng không chỉ về code (python, shellscript) mà phải kiến thức về hạ thống (cloud, on-premise, CICD, security), hệ điều hành (LINUX, IIS), và một điều quan trọng nhất đó là khả năng chịu nhiệt
Tại sao gọi là chịu nhiệt, vì nghề này giống như làm ZALO cho thiên hạ, bạn phải support đủ mọi team từ QA, DEV, PO… Infra mà có issue thì dev không deploy được app, app không run thì QA không có cái để test, sản phẩm release bị delay thì user chửi. Nói đơn giản là thanh niên trên giã vào đầu thằng dưới hơn và ông SRE là thằng đứng cuối cùng, vì rõ ràng mọi vấn đề là do ông
Tất nhiên khi đã làm ZALO cho thiên hạ, bạn sẽ phải tiếp xúc với mọi hạng người. Những người văn minh lịch sự, gu tình cảm nhẹ nhàng, tâm sự như người yêu, làm ổn còn được bo thêm, review tốt trên Telegram, uy tín có nhiều khách. Đối tượng kiểu bạo dâm, chơi đồ, đeo đá, hành xử không khác con vật, mắng chửi thậm tệ khi service không hài lòng. Đáng sợ hơn là khách hàng kiểu thâm trầm, không nói một lời, chỉ trả lời nửa chừng, không biết họ nghĩ những gì và cũng éo đoán được, rồi nhẹ nhàng report cho locker, quản lý để trừ tiền bo
Các em ZALO thì ít ra cũng có timeline làm việc, con người có bussiness hours, có nghỉ lễ, nghỉ phép nhưng hệ thống thì nó không có nghỉ lễ, làm giờ hành chính. Nên SRE sẽ không khái niệm này, khi hệ thống có issue, anh phải avaiable để xử lý anytime. Giaosucan’s sẽ chia sẻ về mô hình AMS 24/7 trong bài sau

Vậy thì phải làm sao, đơn giản thôi cuộc sống mà, nghề nào nó cũng có cái giá của nó, nếu đã chọn thì phải chấp nhận. Tuy phải làm việc với trách nhiệm áp lực cao như vậy, nhưng bù lại bạn sẽ có được thu nhập cao, những kiến thức về hạ tầng, security, luôn được cập nhật kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trưởng thành theo năm tháng. 
Còn nếu không chịu được thì bỏ nghề

Đăng nhận xét

2 Nhận xét