Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Lạm phát điểm thi


Nhớ cài hồi 2007, sinh viên chập chững mới ra trường, đi làm cho một công ty của Nhật ở vị trí mobile developer, lương độ 5.5 củ. Nhưng hồi đó USD giá 16K , vàng độ 1.6T/ chỉ , ăn bát phở 10K, gói xôi 3K, làm dĩa cơm 10K full set ăn nhòe. Service hồi đó hình như tầm 100K/shot mức bình dân full svc. Mức lương 5.5 củ có thể nói là tiêu bét nhè. Giờ 15 năm trôi qua, bát phở lên 40K, đĩa cơm giờ cũng 30K, tính ra là tầm x4, svc bét cũng phải 400-500K hàng công nghiệp, cao cấp thì phải tính bẳng củ. Đấy là kết quả của lạm phát, thôi thì cũng chấp nhận, tiền mất giá, tình hình chung của kinh tế thế giới ròi. Khổ cái VN thì ngoài tiền ra thì đủ thứ khác cũng lạm phát. nào là hoa hậu lạm phát , hết hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu biển, thế giới, núi đồi, rồi phường xã. Mấy năm gần đây xem điểm chuẩn của ngành CNTT thì sợ vãi ái, hóa ra còn có món điểm thi lạm phát


Chuyện thi đại học 20 năm trước

Đó là thời kì thi tốt nghiệp là tốt nghiệp, đại học là đại học, trường nào ra đề trường đấy. Tốt nghiệp là chung còn thi đại học là riêng. Tốt nghiệp thì đề dễ, auto-pass, đại học thì đề khoai, trượt càng nhiều càng tốt. Thi đại học chỉ diễn ra ở các thành phố lớn như HN, HCM nên hàng năm các sĩ tử lại khăn gói quả mướp lên thủ đô ứng thí, cũng giống như cảnh lều chõng khi xưa. Công nhận là cũng vất vả, một thanh niên đi thi là bố mẹ phải đi theo, đồ đạc lỉnh kỉnh. Cứ đến đợt thi đại học là dãy nhà nghỉ, phòng trọ gần các khu Ngoại Thương, Bách Khoa được dịp ăn nên làm ra, cháy phòng liên tục. 12 năm đèn sách chỉ cho 2 ngày thi đại học, nên không có ai nề hà đôi ba ngày vất vả làm gì cả cả

Hồi đó, một thí sinh có thể tham gia 2 đợt thi đại học cho 2 trường khác nhau (2 nguyện vọng), thêm một đợt 3 optional cho cao đẳng. Khối A Toán Lý Hóa , Khối B Toán Hóa Sinh, Khối C Văn Sử Địa Khối D toán Văn Anh. Thanh niên nào giỏi mấy môn tự nhiên thì quất khối A mấy trường kĩ thuật như Bách Khoa, Tổng Hợp, Xây Dựng . Còn Khối C thì Xã Hội Nhân Văn, Văn Hóa, blo bla. Thôi thì hồi học sinh vốn giỏi mấy môn tự nhiên nên quất luôn DHBK Hà Nội, khối A. Nhìn chung thì đã đỗ là đỗ hết cả 2 trường mà tạch thì tạch cả 2 luôn. Nhà nào có tiền thì cho con đi du học, gọi là nguyện vọng 3, còn nhà nghèo thì ở nhà ôn, năm sau thi tiếp. Thôi xác định, trúng thì làm kĩ sư, trượt thì ở nhà theo bà già buôn đất. Dek mợ, hồi đó trượt đi buôn đất thì giờ thành Shark Tank ròi, không phải là a coder viết blog câu view như giờ nữa

Luyện thi đại học

Do thi đề riêng nên có món luyện thi đại học, các lò luyện thi DH gần mấy trường DHBK, Đại Học Y cứ gọi là hót hòn họt. Mời các thầy giáo ở mấy trường chuyên như Ams, DHBK ra luyện. Nổi tiếng thời đó là thấy Nguyễn Thượng Võ, dạy chuyên toán Ams và Lê Thống Nhất dạy ở lò Đại Học Y.

Mùa hè HN những năm 2000 thì xác cmnd là nóng vãi ái, mấy lò luyện thi ngồi chật như nêm, điều hòa không có, được mấy cái quạt trần quạt toàn hơi nóng. Đúng nghĩa là lò bát quát luôn, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, các thanh niên ngồi cắm cúi luyện đề. Cái thời đạp xe chục cây đi luyện lò, thanh niên thì còn đỡ, khổ thân mấy em gái trời nóng, mồ hôi ra như tắm ướt cả áo trong lẫn áo ngoài. Ngồi học nhìn bảng thì ít, nhìn lưng mấy em suy nghĩ thì nhiều. Các lò thu tiền theo ngày, thanh niên nào vào thì nộp tiền hình như 20K/buổi, không nhớ rõ lắm. Chủ lò thu tiền, chia % cho các thầy dậy, dựa vào nhau mà sống. Lò nào mà mời được thầy có tiếng thì càng đông người, kiếm bộn tiền. Có thể nói hồi đó, các thầy thu nhập cao vãi chưởng. Nghe đâu có thầy X kiếm được 100 củ, 1 củ hồi năm 2000 nó là cái khác bọt.

20 năm trôi qua rồi, giờ không biết lò luyện thi giờ còn tồn tại không. Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ

Sau vài buổi lượn lờ mấy lò BK, Đại Học Y sợ vãi cd thôi quyết định, ở nhà mua sách tự học cho ròi

Đề thi

Trường Đại Học luôn có chỉ tiêu tuyển sinh ví dụ DBHK hồi đó chỉ tiêu là 3K, số lượng đăng kí là 30K thì lệ là 1 chọi 10, có trường còn 1 chọi 40 , 50 , 100 là chuyện bình thường. DHBK Hà Nội là trường kĩ thuật có truyền thống lâu đời, nên thu hút được nhiều thí sinh xuất sắc. Tuy tỉ lệ chọi không phải cao nhất nhưng chất lượng thí sinh cao nên cũng khá khoai. Nó cũng giống như đá ở giải hạng nhất với đá ngoại hạng Anh. Europe lueage với Champain Leauge vậy. Căn cứ vào tỉ lệ chọi, các thầy BK mới ra đề theo độ khó nhất định, đảm bảo phân hóa được thí sinh. Chứ không bát nháo như bây giờ.

Thời đó thì Đại Học là thi tự luận chứ không phải trắc nghiệm. Các thầy sẽ chấm điểm theo barem, làm đúng ý nào cho điểm ý đấy, tính đến 1/4 điểm, được làm tròn. Cho nên tình trạng thiếu 1/4 điểm đỗ đại học xảy ra rất nhiều. Cách nhau 1/4 điểm là thay đổi cuộc đời ròi.

Hà Nội thời đó có thí sinh chuyên Ams và khối chuyên mấy trường tổng hợp, Sư phạm vào DHBK rất nhiều, do trình độ và năng lực vượt trội so với mấy trường khác. Nhưng thực sự, xuất sắc nhất lại là những thí sinh đến từ ngoại tỉnh. Tôi nhớ năm đó bạn thủ khoa đến từ Hải Dương 29.5 điểm ( cái 29.5 thời đó chất lượng nó khác 29.5) bây giờ , giờ đang ở US , senior staff engineer cho LinkedLn. Và ngày công bố điểm thi thì ôi vãi ái, toàn tổng điểm là 5, 6 điểm, 10, 11 điểm. (Trung bình 3 điểm /môn), tầm tổng điểm 23 24 điểm là khủng lắm ròi. Thực sự việc thi đề riêng, tự luận có khả năng phân hóa thí sinh cực kì tốt. Thế hệ 8x đời đầu sau khi tốt nghiệp nhiều người thành danh, đóng góp lớn cho xã hội

Đấy là chuyện đi thi DH 20 năm trước. Giờ tôi không hiểu nổi và điểm thi lạm phát thế này thì thế hệ sinh viên bây giờ sau này ra trường học tập và làm việc thế nào. Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực CNTT ra sao.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét