Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Blockchain và Fintech - Ethereum story


Blockchain and Fintech: Use cases and Applications | M2P Fintech


Câu chuyện về Ethereum

Nếu như BTC được coi như là vàng thì Ethereum là bạc trong thế giới crypto currency. Ra đời vào năm 2013, Ethereum được biết đến là decentralize platform trên blockchain. 


Các máy tính tham gia mạng Ethereum gọi là các node, các node này được cài đặt Ethereum Virtual Machine (EVM). SmartContract được viết bằng ngôn ngữ solidity được install trên từng node và được dịch sang EVM ByteCode và sau đó thực thi bởi EVM.

Trên Ethereum, đồng coin nền tảng là ETH, mỗi khi giao dịch được thực thi sẽ tốn một lượng phí “Gas” thanh toán bằng ETH. Phí gas được trả cho các miner node là các node validate các giao dịch. Thuật toán đồng thuận mặc định của Ethereum là POW (chi tiết về thuật toán POW đọc ở đây

Quá trình thực hiện POW giống như giải phương trình tìm 1 biến nonce. Độ khó của Ethereum sẽ tăng dần theo thời gian (giống như ban đầu giải phương trình bậc 1 sau đó tăng dần thành bậc N) và đây chính là một nhược điểm của Ethereum, performance chậm dần theo độ khó của thuật toán đồng thuận.
Cho nên tốc độ xử lý giao dịch của Ethereum khá chậm chỉ 15 TPS và phí gas rất cao (có thể lên tới 200$/trans) Dự án đầu tiên tôi làm việc với Ethereum cũng gặp vấn đề này khi thời gian thực hiện một giao dịch quá chậm (frontend loading liên tục) gây bad user experiences, đặc biệt là khi số lượng giao dịch tăng lên. Sau đó phải chuyển đổi sang Ethereum POA để cải thiện tốc độ, lúc đó là năm 2016, nên cũng không có nhiều giải pháp để giải quyết issue một cách triệt để

Ethereum Layer 2


Khả năng mở rộng (Scalability) và phí gas chính là nhược điểm lớn nhất của Ethereum. Do đó nhiều công ty đã phát triển những nền tảng blockchain mới có khả năng scability và phí gas rẻ hơn nhiều ví dụ như Binance Smart Chain hay Solana, đặc biệt là solana performance có thể đạt tới 65K TPS . Việc nhiều blockchain platform ra đời khiến nhà phát triển Ethereum phải có giải pháp scaling để khắc phục nhược điểm. Vậy là Ethereum Layer 2 ra đời

Ý tưởng về Ethereum Layer 2 bắt nguồn từ giải pháp modular blockchain. Các blockchain truyền thống dựa trên kiến trúc Monolithic, tức là toàn bộ các giao dịch được thực hiện trên một mạng blockchain duy nhất. 

Còn modular thay vì dùng một mạng lưới thì dùng nhiều mạng blockchain liên kết với nhau, một mạng lưới xử lý một tác vụ rồi kết hợp lại.

 

Việc mở rộng blockchain monolithic giống như mở rộng một căn nhà theo chiều ngang, sẽ gặp giới hạn về diện tích đất (do đất sổ đỏ đã fix diện tích) còn modular blockchain là mở rộng theo chiều dọc, cứ chồng thêm tầng là xong (nếu móng đủ tốt)

Giải pháp Ethereum Layer 2 tương tự như việc xây thêm tầng cho căn nhà, add thêm một layer vào layer có sẵn của Ethereum. Vì là Ethereum Layer 2 nên phải kế thừa đầy đủ tính năng của Layer 1 như Security và Decentrailize 

Có 3 giải pháp chính cho việc tạo thêm layer 2 là Sidechains, Channels và Rollups

Sidechains

Sidechains là tạo ra một blockchain khác chạy song song với Ethereum mainnet, chạy độc lập. Do đó nó sử dụng thuật toán đồng thuận riêng, dẫn tới giảm mức độ bảo mật của blockchain và cũng mất đi tính kế thừa

Một dự án điển hình sử dụng giải pháp Sidechain là Polygon


Cách giải thích hoạt động của Polygon Sidechain trên Google là khá tech và khó hiểu. Cho nên giaosucan’s blog sẽ mô tả theo cách đời thường để độc giả dễ tiếp cận

Hãy tưởng tượng để đi từ tỉnh A đến tỉnh B, bạn phải lái xe đi trên con đường cao tốc 6 làn đường đó là Ethereum, vào giờ cao điểm các làn đường đều full xe nên bị tắc. Đường cao tốc không thể mở rộng thêm nổi 7 hay 8 làn đường vì hết đất, dân không chịu giải tỏa. Vậy là Polygon xây dựng thêm các làn đường trên cao song song với đường cao tốc như Enterpise chain, Shared Security Chains… tạo thành đa giác, bạn có thể phi xe lên các đường này để đi. Các nhà phát triển dApps cũng tương tự, họ có thể lựa chọn các sidechains khác nhau để phát triển dApps cho mình

Đường trên cao thì cũng đa dạng, có loại đường dành cho xe máy, người đi bộ hay người đi oto, các sidechain cũng như vậy, developer cân nhắc các yếu tố bảo mật, tốc độ xử lý hay chi phí mà lựa chọn sidechain phù hợp và phải chấp nhận tradeoff bởi vì được cái này thì mất cái kia. Đường đi xe đạp an toàn nhưng chậm, đường oto nhanh nhưng dễ tai nạn. 

Trong blockchain, khái niệm này gọi là Blockchain Trilemma  hay nghịch lý tam giác blockchain. Decentralized, Scalable, and Secure, được cái này thì phải mất cái kia

Cho nên tùy thuộc và mục đích của nhà phát triển, Polygon sẽ cung cấp các tùy chọn cho các nhà phát triển có thể triển khai dự án một cách tối ưu nhất.



Tuy nhiên đường trên cao gì thì cũng phải có chỗ để người lái xe có thể quay về đường cao tốc (ethereum). Polygon sử dụng khái niệm Chain bridge hoạt động tương tự, cho phép user có thể swap qua lại dự ETH và MATIC (token của polygon) qua cơ chế lock and mint

How to move funds to Polygon (Matic) network - Binary Assets

Giả sử bạn muốn chuyển 10 ETH từ Ethereum sang Matic network (chuyển làn từ cao tốc lên đường trên cao)

Deposit 10 Eth vào chain bridge

10 ETH bị lock trong smart contract

Polygon mints 1 lượng Matic token tương ứng trên Polygon network

Matic token bị đốt, ETH được released

Polygon có nhiều loại chain bridge khác nhau (từ cao tốc chuyển lên đường đi bộ thì dùng cầu thang, từ cao tốc lên oto từ dùng đường gom), user tự lựa chọn

Giải pháp sidechain của Polygon không kế thừa hoàn toàn tính năng của Ethereum nhất là security do sử dụng thuật toán đồng thuận riêng nên bộc lộ nhược điểm. Do đó các giải pháp layer 2 khác ra đời

(Còn tiếp)

Đăng nhận xét

1 Nhận xét