Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Mã nguồn tỉ đô

 The Billion Dollar Code - Rotten Tomatoes

Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc chiến bản quyền sản phẩm Google Earth, một chương trình máy tính hiển thị hình ảnh 3D của Trái Đất, giữa startup Art+Com và gã khổng lồ công nghệ Google

Vào thập niên 90 của thế kỉ 20, khi Google còn chưa ra đời, 2 sinh viên nghèo người Đức là Carsten Schlüter, một artist designer và Juri Müller một hacker, thành viên của tổ chức hacker Chaos Computer Club có ý tưởng về một chương trình máy tính cho phép người dùng có thể “bay” tới bất kì nơi nào trên trái đất trong thời gian thực, giống như Superman

Thời đó, máy tính đều có cấu hình rất thấp, việc hiển thị những hình 3D của trái đất là bất khả thi, nên Juri đã sử dụng máy tính Onyx, được thiết kế bởi Silicon Graphics, một siêu máy tính giá 1 triệu Mark, để phát triển một phần mềm máy tính tên là TerraVision

TerraVision kết hợp hàng triệu bức ảnh vệ tinh của trái đất tạo ra một hình ảnh 3D cho phép user có thể phóng to thu nhỏ, truy cập vào từng vị trí cụ thể trên trái đất trong thời gian thực, giống hệt như Google Earth ngày nay. Toàn bộ dữ liệu được phân tán, và liên kết với nhau qua network.

TerraVision gặp vấn đề kĩ thuật khi user phóng to hình ảnh để hiện thị vị trí cụ thể trên trái đất, bộ nhớ của máy tính bị stack overflow, nguyên nhân máy tính không thể nào đủ memory để xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ là các ảnh được tải vào. Gây ra hiện tượng “động đất”, hình ảnh bị giật cục liên tục khi zoom in, và app bị crash

Juri Muller đã khám phá ra thuật toán để giải quyết vấn đề trên, đó là sử dụng hệ tọa độ quy chiếu “động”. Nói đơn giản thế này, nếu nhìn trái đất từ mặt trời thì trái đất bé như viên bi, trục tọa độ quy chiếu 0.0 là mặt trời, số lượng hình ảnh load vào memory là cả trái đất. Nếu zoom in trái đất để nhìn thấy silicon valley, mà vẫn đứng ở mặt trời để nhìn thì sẽ mờ tịt vì xa quá, và lượng hình ảnh load vào memory vẫn là cả trái đất + thêm hình ảnh chi tiết của silicon valley dẫn tới tràn bộ nhớ. Cho nên user phải bay từ mặt trời về tới tận bang Cali (nơi có Silicon Valley), hệ quy chiếu dịch về Cali. Lúc này, số lượng hình ảnh load vào memory chỉ là bang Cali.


Cuối cùng sau 1 năm, version đầu tiên của TerraVision được demo tại Kyoto và tạo được tiếng vang lớn. Tuy nhiên TerraVision vẫn chỉ là 1 một đồ án sinh viên và chỉ có tính demo, chưa được thương mại hóa

Sau đó, Juri Muller gặp Brian Anderson , founder của Silicon Graphic, công ty phát minh ra chiếc máy tính Onyx. Juri Muller đã chia sẽ cho Brian về thuật toán của TerraVision và ý tưởng có thể public TerraVision lên internet cho mọi user được sử dụng, user không chỉ có thể view được từng vị trí trên trái đất mà còn có thể truy cập được thông tin cụ thể. Ví dụ có thể truy cập vào một nhà hàng trên trái đất, xem được menu nhà hàng, order món ăn.

Tại thời điểm đó, đây là một ý tưởng đi trước thời đại, nên không một ai tin và đầu tư cho Juri thực hiện. Trong khi đó, Brian Anderson sau khi có được thuật toán và idea của Juri, ông đã hợp tác với Google để tạo ra Google Earth một bản sao của TerraVision

Tức giận vì cho rằng Google đã đánh cắp ý tưởng và thuật toán của TerraVision, Juri đã kiện Google ra tòa để bồi thường 5 triệu $$

Trong phiên tòa, trong khi đại diện của GG nói rằng Google Earth là miễn phí và không có quảng cáo, thì phía Juri cho rằng, GG kiếm tiền bằng cách thu thập thông tin người dùng sử dụng Google Earth để bán cho các công ty khác để tối ưu quảng cáo. Có khoảng 7 tỉ lượt người truy cập Google Earth trong mỗi tháng tương đương với khoản lợi nhuận 700M $.

Cuối cùng, sau nhiều ngành tranh tụng, GG vẫn thắng kiện và không phải bồi thường.

Câu chuyện về Mã nguồn tỉ đô, nói về cuộc chiến giữa các startup nhỏ có những ý tưởng giải pháp đột phá nhưng lại không có vốn, và các tập đoàn lớn. Nhớ thế mạnh về tài chính, các tập đoàn này đã lấy những ý tưởng giải pháp của họ và biến thành những sản phẩm tỉ đô. Nếu độc giả đọc thêm về lịch sử, máy tính Apple, Facebook hay mạng internet toàn cầu đều bắt nguồn từ những ý tưởng, như vậy


Đăng nhận xét

0 Nhận xét