Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Chuyện nghỉ việc

Image result for I quit
Nghỉ việc, nhảy việc, vấn đề muôn thủa cũng rất nhiều công ty. Từ cỡ IT giant như Google, Microsoft cũng nghỉ, cho đến công ty startup vài ba founder cũng nghỉ. FSoft một công ty outsourcing với số nhân viên đông như quân Nguyên, mười mấy nghìn người thì chuyện nghỉ việc là chuyện “bình thường như cân đường hộp sữa”. Nhân viên vào ra như tấp nập như đi chợ, có người vào ra đến vài ba lần. Đơn vị thay nhân viên như thay underware. 

Vậy vì sao nhân viên lại nghỉ việc, lý do thì có đến cả 1001, muôn hình vạn trạng, trăm hoa đua nở, nhưng tựu chung thì có vài nguyên nhân chính sau

Lương thấp

Phần lớn thanh niên dev đi làm là để kiếm xiền. (Trong đó có mình) Và xiền thì ai mà chả muốn kiếm được nhiều. Cho nên một công ty nếu trả mức lương thấp hơn so với năng lực của họ thì việc giữ chân nhân viên là rất khó. Mức lương thấp thì rất khó khăn trong việc trang trải cuộc sống, gánh nặng gia đình vợ con, sẽ khiến họ phải chọn những bến đỗ tốt hơn.
Tuy nhiên cũng có một số case đặc biệt nhờ tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành đầu thai nên sinh ra sẵn ở vạch đích, thì lương thấp lại không phải là vấn đề cũng họ. Đơn vị mình cũng có nhiều em hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn chẳng hạn như đi từ phòng khách ra phòng vệ sinh phải đi xe máy. Nhà có bác gác cửa phải chia tay chị Osin vì … yêu xa, cho nên đi làm đôi khi chỉ để vui là chính.
Đó là nguyên nhân, các công ty lớn nhất là công ty nước ngoài có mức lương hấp dẫn để thu hút nhân tài và giữ chân họ. Thế nhưng mấy cty cỡ như Google mà vẫn có thanh niên xin nghỉ, cho nên vẫn còn nguyên nhân khác, tiền không phải là tất cả

Môi trường làm việc

Image result for Môi trường làm việc
Một kĩ sư senior nhiều hoài bão thì ngoài vấn đề lương bổng, họ kì vọng có được môi trường làm việc năng động để phát triển bản thân. 
Môi trường làm việc thoải mái, không gò ép, mọi người sống chan hòa, làm hết sức chơi hết mình khiến nhân viên gắn bó với công ty, cảm thấy như một gia đình. Nhưng ngược lại một môi trường kiểu cung đấu, kèn cựa, đố kị lẫn nhau thì không ai muốn ngồi.
Tôi nhận thấy các công ty US đặc biệt ở Sillicon Valley tạo môi trường làm việc rất tốt. Họ chỉ quan tâm đến kết quả, không quan tâm đến quá trình làm việc như thế nào. Cho nên nhân viên không bị gò ép về thời gian, đi muộn về sớm, không phải ngồi bó buộc theo cách formal, có thể work from home, miễn sao là output công việc OK là được. Cách làm này khiến nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo, không bị gò ép. Một thanh niên mà bề ngoài chăm chỉ đi sớm về muộn, nhưng đến lúc check progress thì delay, low quality thì liệu có OK không. 
Image result for môi trường google
Không ai muốn làm một công việc ngày lại ngày lặp đi lặp lại, không có gì mới, cho dù công việc đó tốt đến mấy. Cũng như một món ăn ngon mà bạn ăn hết ngày qua ngày khác. Nếu làm mãi một việc mà không học hỏi thêm được skill nào nữa, không có thử thách thì việc out chỉ là vấn đề thời gian. Có dùng lương cao lộc hậu cũng không dữ chân được.

Bất mãn

Chuyện này mình đã gặp nhiều, bất mãn có đủ loại. Bất mãn với chính sách công ty, liên tục đưa ra các chính sách mà theo báo chí PR thì tuyệt vời, nâng cao thu nhập, cải cách mới, nhưng đến lúc đưa vào implement thì mới lòi ra đủ vấn đề. Cũng như CNXH bản chất là tốt, nhưng người implement sai thì cũng thành nát bét. Bất mãn với sếp, cho rằng ông này thế lọ thế chai. Dần dần các thanh niên này được liệt vào sổ đen, thành phần chống đối lãnh đạo 🡪 out. 
Tuy nhiên bất mãn cũng có nhiều loại, bất mãn kiểu tiêu cực như suốt ngày chỉ biết chê bai lãnh đạo, chỉ trích mà không hề đưa ra ý kiến đóng góp. “Giỏi thì vô vị trí tao mà làm”
Bất mãn tích cực là dám nói chuyện thẳng thắn với lãnh đạo, đưa ra ý kiến trái chiều. Những người này nếu gặp lãnh đạo sáng suốt thì sẽ được cất nhắc. Cũng như ngày xưa, tôi trung dám nói thẳng mà gặp minh quân thì sẽ được trọng dụng. Nhưng ngược lại thì cũng coi như là thành phần chống đối, sớm muộn cũng bị thải loại.
Tuy nhiên bất mãn tích cực hay tiêu cực vẫn còn hơn là nâng bi bợ đít, tung hô lên trời. Vì chính sách sai lầm từ lãnh đạo top down sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn, có thể sụp đổ công ty. Lúc đấy thì già trẻ lớn bé cũng phải out hết

Kết luận

Chuyện nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì công ty nào từ lớn đến nhỏ. Đôi khi phải chấp nhận nó như một phần của cuộc chơi. Có những người cả đời chỉ làm một công ty mặc dù họ cũng trải qua những vấn đề trên, nhưng không nghỉ là nhờ có sự thích nghi và vượt qua được giai đoạn đó. Ngược lại thì có người nhảy việc liên tục, nhưng dù có sang công ty khác thì cuối cùng cũng khó tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn đấy.



  

Đăng nhận xét

0 Nhận xét