Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Bitcoin - Đồng tiền máu

Related image

Lịch sử ra đời

Những người làm trong ngành tài chính ngân hàng sẽ không xa lạ gì với khái niệm “Chiến Tranh Tiền Tệ”. Một cuộc xung đột kinh tế, trong đó các nền kinh tế tìm cách phá giá tiền tệ của mình và làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, làm thiệt hại các nền kinh tế khác, dẫn tới bất ổn kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến tranh tiền tệ nổi tiếng nhất đó là cuộc chiến giữa nước Mỹ và các trùm tài phiệt ngân hàng Rothschild của nước Anh cách đây hơn 200 năm.
Hơn 200 năm sau, nước Mỹ đã dành chiến thắng và trở thành một siêu cường kinh tế. Đồng đô la Mỹ được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa.
Nhưng cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008 đã khiến vị trí số 1 của nước Mỹ bị lung lay, và cục dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) phải liên tục bơm tiền nhằm cứu trợ suy thoái kinh tế toàn cầu. Lạm phát, suy thoái, tình trạng tham nhũng khiến người ta đánh mất lòng tin vào đồng tiền do chính phủ ban hành.
Khi ấy, một khái niệm về tiền tệ mới có tên là "crypto currency" (đồng tiền được mã hóa) đã xuất hiện. Đồng Bitcoin




Bitcoins và thế giới ngầm Darkweb

Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức Internet ngang hàng (peer to peer).
Nếu như đồng đô la được phát hành bởi cục dữ trữ liên bang Mỹ thì đồng Bitcoin không được tạo ra bởi bất cứ một quốc gia hay ngân hàng nào, mà nó được tạo ra từ một mạng lưới kết nối các máy tính khắp thế giới, không ai biết đích danh người đã tạo ra đồng Bitcoin là ai ngoại trừ một nickname Satoshi Nakamoto


Do không thuộc quyền quản lý của bất kì quốc gia nào, đồng Bitcoin hứa hẹn sẽ là đơn vị tiền mới cho các giao dịch trên Deep Web, một thế giới ngầm trong lòng Internet, nơi ẩn chứa tội ác


Công nghệ bí ẩn đằng sau đồng Bitcoin.

Điều gì làm cho đồng Bitcoin có sức mạnh như vậy?? Đó là Blockchain.
Image result for Blockchain


Nhiều người vẫn thường liên tưởng blockchain và Bitcoin là một bởi lẽ khi Google, các kết quả luôn xuất hiện, gắn liền blockchain với Bitcoin. Blockchain là công nghệ đằng sau Bitcoin và giúp cho những “đồng tiền ảo” như Bitcoin hoạt động.

Vậy blockchain là gì??

Blochain có thể được hiểu là cuốn sổ cái kĩ thuật số phân tán (distributed digital ledger) để lưu toàn bộ các giao dịch. Tất cả mọi người có thể nhìn thấy được giao dịch của mình. Mạng lưới này về cơ bản là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải chấp thuận một giao dịch trước khi nó có thể được xác nhận và ghi lại
Blockchain chứa danh sách các transactions tăng đều đặn được gọi là “blocks” – tất cả được kết nối một cách tuần tự với nhau (sequentially connected). Mỗi block đều có một liên kết (link) với một block trước đó trong danh sách.
Khi bạn chuyển tiền cho ai đó thì đều qua một dịch vụ trung gian như ngân hàng để thực hiện giao dịch. Do đó ngân hàng theo dõi được giao dịch của bạn, và có thể phát hiện những giao dịch mờ ám. Nhưng với blockchain, nó cho phép giao dịch mà không cần bên thứ ba can thiệp.

Blockchain hoạt động thế nào?

Để cho dễ hiểu, bạn hãy xem xét một scenarios sau
  • Cao Toàn Mỹ kí hợp đồng tính ái với Trương Hồ Phương Nga, trị giá hợp đồng, tương ứng với 16.5 tỉ đồng.
  • Đây là một giao dịch ngầm, Trương Hồ Phương Nga không muốn thanh toán bằng $$$ qua ngân hàng như thông thường mà muốn thanh toán bằng Bitcoins qua block chain network
  • Cao Toàn Mỹ nghe lời liền chuyển khoản 10K Bitcoins cho Phương Nga.
Giao dịch trên được diễn ra như sau



  1. Trong scenario trên, Cao Toàn Mỹ, Phương Nga sở hữu Bitcoin, anh ấy được gán một địa chỉ Bitcoin và được lưu trữ trong Bitcoin Wallet. Trong ví này có public key và private Key. Public Key dùng để nhận Bitcoin, private key được dùng khi cần gửi Bitcoin.
  2. Khi block được broadcast trên mạng ngang hàng, các thợ đào sẽ tiến hành giải mã để xác nhận giao dịch hợp lệ, ai giải mã sớm nhất thì được Bitcoin hoa hồng, gọi nôm na là “đào Bitcoin”.
  3. Giao dịch được hoàn tất, Phương Nga có 10K Bitcoin, Cao Toàn Mỹ mất thêm 500 coin “hoa hồng” cho Thợ đào 
Mọi giao dịch được diễn ra trên mạng ngang hàng, không máy chủ, không ngân hàng trung gian, đồng tiền không thuộc quản lý của ngân hàng nào, cho nên cũng không có tòa án nào chấp nhận đơn kiện của Cao Toàn Mỹ. Anh chỉ còn nước kêu trời
Giống như việc Cao Toàn Mỹ gửi 10K Bitcoin đi mà mọi người đều xác nhận số Bitcoin đó là của anh ấy. Việc gửi Bitcoin sẽ đến nhiều máy tính khác nhau và được xác nhận, xác nhập lại thành một chuỗi (blockchain)
Bằng cách lưu trữ các khối thông tin giống nhau trên mạng, blockchain không thể bị kiểm soát bởi bất kỳ một thực thể nào, chính xác và không thể có sai sót.

Blockchain case study

Blockchain được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, và đặc biệt là giao dịch chứng khoán. Phần này sẽ giới thiệu 1 case study thú vị về blockchain
Trương Hồ Phương Nga sau khi có được 16.5 tỉ của Cao Toàn Mỹ, cô quyết định đầu tư chứng khoán.

  • Cô đặt lệnh mua 10K cổ phiếu của công ty dược Pharma với giá 25K (VND)/cổ phiếu qua công ty chứng khoán (Securities Companies)
  • Do công ty dược dính nghi án bán thuốc giả, nên nhà đầu tư A đã đặt lệnh bán tháo cổ phiếu Pharma với giá chỉ 20K/cổ phiểu
  • Lệnh mua của Phương Nga được khớp lệnh 10K cổ phiếu * 20K = 200,000K VND
Sau khi giao dịch được thực hiện, thì các bên tham gia giao dịch cần phải nhận được tài sản của mình: bên bán nhận được tiền, bên mua nhận được chứng khoán. Quá trình xử lý thông tin giao dịch chứng khoán này gọi là hoạt động bù trừ chứng khoán (Securities Clearing and Settlement). Hoạt động này do phòng thanh toán bù trừ thực hiện (Central Clearing House)
Tuy nhiên quá trình này liên quan đến rất nhiều đơn vị trung gian và nhiều bước dẫn tới tốn kém chi phí lớn.
D:\WORK\Securities program\speed_icons.png
Current Process in Securities Trading: Central Clearing House (CCP), Central Securities Depository (CSD), Fund Settlement Bank, Securities Companies (Full-service broker)

Giải pháp kĩ thuật

Giải pháp được đưa ra là sử dụng một mạng private Blockchain (permissioned ledgers) để lưu thông tin về khách hàng, quyền sở hữu chứng khoán, số dư chứng khoán để đảm bảo tính minh bạch giữa các bên tham gia


Các thành phần trong mạng blockchain bao gồm

  • Central Clearing House (CCP): Phòng thanh toán bù trừ
  • Central Securities Depository (CSD): Trung tâm lưu kí chứng khoán
  • Securities Companies (SC): Công ty chứng khoán
  • Fund Settlement Bank: Ngân hàng thanh toán
Mạng blockchain được deploy sử dụng platform Hyperledger /Fabric. Một open source platform chuyên về blockchain do IBM tham gia phát triển.
Phần front-end được phát triển bằng JavaScript, NodeJS để cung cấp giao diện người dùng
Scenario của hoạt động bù trừ chứng khoán dùng blockchain như sau

  • Các đơn vị tham gia giao dịch phải kí một hợp đồng thông minh (smart contract) như quy định, điều luật. 
  • Blockchain sẽ xác nhận những cam kết của các đơn vị và sẽ tự động thực thi hợp đồng thông minh trên.
  • Kết thúc ngày giao dịch, các bên tham gia được phép review kết quả giao dịch tùy vào permission của từng bên
  • Trước khi thực hiện bù trừ, kết quả giao dịch sẽ được verify bằng cách inquire data trong mạng block-chain.
  • Hệ thống thực hiện việc bù trừ sau khi verify kết quả giao dịch.
  • Các đơn vị thanh tra, luật pháp theo dõi thị trường và kiểm tra nếu cần để đảm bảo giao dịch minh bạch
Như vậy việc áp dụng Blockchain vào quá trình này có thể giúp loại bỏ các bước trung gian và giảm bớt chi phí và rủi ro

Lời kết

Có thể nói nếu bạn nhìn blockchain thông qua lăng kính Bitcoin (hoặc một đồng tiền ảo nào khác), bạn sẽ bị giới hạn tầm nhìn về gia trị và tính hữu ích, hữu dụng của blockchain.Nếu liên tưởng blockchain với mọi loại tài sản khác, chúng ta sẽ nhìn thấy tiềm năng vô hạn của nó.
Mối quan hệ giữa bitcoin và blockchain như cá với nước, như chân dài và đại gia. Không có blockchain, bitcoin sẽ không tồn tại. Như cá thiếu nước thì chết khô, chân dài không có đại gia thì chết đói.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét