Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Làm dự án outsourcing Nhật Bản

Outsourcing” cho Nhật Bản – Thị trường rộng mở cho các công ty công nghệ  tại Việt Nam | DEVMASTER

Do có một số bạn hỏi về việc làm các dự án outsourcing cho thị trường Nhật Bản như thế nào. Bài viết này chia sẻ một vài điều mà mình biết để các bạn tham khảo.


Công nghệ

Tính cách của người Nhật là vô cùng tỉ mỉ, kĩ lưỡng, cẩn thận và có phần bảo thủ, nên những phần quan trọng như framework, architect họ sẽ làm trực tiếp, còn những tầng phía trên họ sẽ thuê oursource bên ngoài. Hệ thống nào đã chạy lâu năm ổn định thì có xu hướng là ngại thay đổi cho dù công nghệ đã lỗi thời, nhiều nhược điểm. Do đó, khi tham gia dự án có thể bạn sẽ được tiếp xúc với những ngôn ngữ lập trình từ thời xưa như Cobol, hay framework như Spring 1, iBatis… 

Khi làm các dự án outsource Nhật bản, bạn hãy làm quen với một số thuật ngữ dự án như Màn hình PG, Đối Ứng, Triển Khai Ngang, Anken ... Vậy nó là cái gì

Như đã nói ở trên, tầng layer phía trên như tầng application, người Nhật sẽ outsource, tầng app thường là các màn hình ứng dụng, giao diện, xử lý logic. Được viết thành detail design rất kĩ lưỡng (bằng Tiếng Nhật) và được đội ngũ comtor dịch ra tiếng Việt cho Developer nội dung đại loại như sau

Màn hình A

  1. Kiểm tra giá trị đầu vào có lớn hơn XX hay không
  2. Nếu lớn hơn, gọi xử lý YY dưới framework
  3. Nếu nhỏ hơn thì gọi xử lý ZZ …
  4. Excetption thì bắn ra message…. 

Màn hình B.

     … 

Số lượng màn hình PG cần làm có thể tới hàng trăm hàng nghìn, và nội dung design cũng theo format như trên. Chính vì thế cần phải có một số lượng lớn các developer làm việc. Dẫn tới các dự án số lượng member lên tới hàng trăm người. Đòi hỏi PM phải có kĩ năng quản lý điều phối công việc tốt. Việc design thay đổi từ phía khách hàng xảy ra thường xuyên, gọi là Đối Ứng, developer phải update code theo thay đổi của design.

Đã code thì phải có bug, do đặc điểm số lượng màn hình lớn lại giống nhau nên LOC cũng lớn, và cách code cũng giống nhau. Nên một màn hình xảy ra bug, hoặc có update phải cập nhật tương tự trên tất cả các màn hình còn lại. Cái này gọi là Triển Khai Ngang. 

Tools hóa & Tài liệu

Khi công việc có tính chất lặp đi lặp lại, code được viết theo form, format na ná nhau thì việc tool hóa được áp dụng triệt để. Đặc biệt là các tool gen code, là các tool tạo code boostrap theo các input đầu vào có sẵn, đa số được viết bằng Excel VBA. Sau đó developer chỉ việc add thêm code theo những guide line có sẵn kiểu như 

Chức năng A thì sẽ add dòng code X, code Y…. chức năng B thì add dòng code M, code N

Ngoài tool gen code thì còn vô vàn các tool khác được dùng như tool gen test case, tool tạo report. Đại loại là công nghiệp hóa hiện đại hóa. Việc dịch tài liệu cũng được tool hóa nốt, comtor sẽ revised lại nội dung cho hoàn thiện

Ngoài tool thì tài liệu của dự án có thể nói là đỉnh cao của sự tỉ mỉ. Có thể nói, code 1 nhưng viết tài liệu phải 10, chi tiết đến từng format, font chữ, cách viết tài liệu, lên dòng xuống dòng, thòi ra thụt vào cũng phải theo chuẩn. Thậm chí có trường hợp fix 1 bug chỉ mất 10 phút sửa vài dòng code, nhưng tài liệu đi kèm bug đó thì phải mất 10 lần thời gian, từ việc phân tích 5 why vì sao lại xảy ra bug đó nguyên nhân từ khâu nào mà để xẩy ra bug, làm thế nào để không xảy ra nữa, truy tìm nguyên nhân đến hang cùng ngõ hẻm 

Cho nên khi đã kinh qua các dự án JP, bạn sẽ học được kĩ năng làm tài liệu, sử tỉ mỉ cẩn thận ở mức đỉnh cao.

Xong khi code test xong thì sẽ đến 1 khâu thật sự là khủng khiếp đó là chụp màn hình evidence. Tức là chụp lại các thao tác trên màn hình để chứng minh code đã code đúng theo design. Một màn hình có thể có tới hàng chục, hàng trăm screenshot + kèm mô tả tùy độ phức tạp nhân lên số lượng hàng trăm PG thì số lượng screenshot có thể tới hàng nghìn. Và gần như phải làm bằng tay.

Kết quả sẽ được đội ngũ QA review, check choác và edit nếu cần, sau khi QA approve thì mới được release.

Áp lực

OT, ON là việc không thể tránh khỏi khi làm việc ở dự án Nhật Bản, do tính cách chỉn chu, kĩ lưỡng + deadline gấp gáp thì việc một ngày mười mấy tiếng làm việc là chuyện thường. Dù công việc là tương đổi giản đơn, nhất là giai đoạn release thì việc thức trắng nhiều đêm là khó tránh khỏi. Tuy nhiên do tính chất công việc nên việc tuyển dụng developer không quá khắt khe, chỉ cần level fresher, dev 1, 2 biết coding cơ bản là có thể làm việc được. Ở role PM, Tech Lead thì sẽ cần level cao hơn, đặc biệt là PM. Khi quản lý dự án hàng trăm con người với mọi role, level thì người quản lý thực sự phải có trình độ, kĩ năng cao. Quan trọng nhất là phải code “trâu”, chăm chỉ cần cù, chịu đc nhiệt và quân số đông, lấy thịt đè người, lấy giá rẻ để cạnh tranh. Đó là thứ người Nhật không làm được phải outsourcing.

Đăng nhận xét

4 Nhận xét

  1. Hi a , cho em hỏi về cách contact KH Nhật được ko ạ ? Làm cách nào để tìm được KH tiềm năng ?
    Bên em đang có team fresher + junior về cả web ,mobile
    Mong anh giải đáp .

    Trả lờiXóa