Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Nên có kiến thức sâu hay kiến thức rộng?

Malcolm Gladwell có nhắc tới quy tắc 10K giờ.  Quy tắc này chỉ ra rằng
10,000 giờ là khoản thời gian luyện tập có chủ đích cần thiết để trở thành bậc thầy trong bất kì lĩnh vực nào
Ví dụ nếu một ngày bạn dành thời gian là 8 tiếng chỉ để học vẽ, như vậy bạn cần mất 10K/8 = 1250 ngày. Coi như ngày nào cũng học không nghỉ ngày nào bạn mất tầm 3 năm để thành master về hội họa, cộng trừ sai số thì bạn phải mất gần 5 năm liên tục.

Mặc dù hội họa, âm nhạc thì yêu tố tài năng bẩm sinh là có, nhưng thứ quyết định cuối cùng vẫn là 10K giờ khổ luyện
Image result for quy tắc 10000 giờ
Quay lại câu chuyện về IT. Thời đại 4.0 đẻ ra vô vàn công nghệ từ Blockchain, Machine Learning, DevOps, BigData... Câu hỏi đặt ra liệu bạn có thể master tất cả các công nghệ trên?
Câu trả lời là KHÔNG bởi vì nếu tính sơ sơ thì master cái đống trên thì cũng xác cmnd là đi tới hơn 20 năm cày cuốc rồi. Trong khi thanh niên IT chúng ta đa số tuổi trẻ trẻ tầm 25 – 30, già già thì cũng mới 35 ~ 40 là kịch.
Vậy thì nên hiểu sâu 1 công nghệ hay nhiều công nghệ?
Mình xin dẫn một câu chuyện có thật.
Đơn vị có anh thanh niên A chuyên làm blockchain, sơ sơ cũng hơn 3 nồi bánh chưng. Tuy chưa lên tầm chuyên gia nhưng cũng lên tầm senior. Trước đây công ty có vài dự án blockchain, anh có cơ hội phát huy chuyên môn. Nhưng gần đây, dự án ít dần, anh không có việc. Sếp đề nghị a chuyển sang làm DevOps do dạo này có nhiều dự án. Anh chém luôn
Không chịu làm việc khác, trong khi công ty vẫn phải tốn kém chi phí lương bổng, anh A bị gây áp lực phải nghỉ việc, cuối cùng out khỏi công ty.
Anh thanh niên B, trước vốn học chuyên ngành điện tử, chuyên làm thiết kế vi mạch xử lý, lập trình trúng được 5 năm. Sau tham gia công ty outsource nọ, được đưa vào dự án Blockchain, mặc dù không có kinh nghiệm nên anh rất chịu khó tìm tòi nghiên cứu, nên sau hơn 2 năm kiến thức cũng khá vững, đủ chiến dự án. Nhưng sau đó a lại bị điều sang làm dự án về mảng DevOps (theo business của công ty), mặc dù cũng gà về DevOps nhưng với tinh thần cầu tiến ham học hỏi, nên sau 1 năm a cũng hiểu khá vững về DevOps và cũng dư sức chiến dự án.
Vậy là sau vài năm, anh B có kiến thức khá rộng về nhiều mảng từ phần cứng, blockchain, devops ….Dự án nào cũng cần anh tham gia. Sự nghiệp của anh lên như diều gặp gió, lên lương, lên chức.
Tuy nhiên câu chuyện chưa kết thúc ở đây…
Anh A sau khi nghỉ việc, sau nhiều tháng trầy trật đi xin việc, thì anh được vào một công ty product chuyên làm về blockchain. Vậy là anh tiếp tục có cơ hội rèn luyện chuyên môn của mình. Vài năm sau, a trở thành master đúng nghĩa về BC. Anh tự phát triển một nền tảng BC mới, được đăng kí cấp bằng sáng chế. Tên tuổi nổi như cồn.
Còn anh B nhớ kiến thức rộng nhiều mảng, nên được mời đi thuyết trình diễn thuyết, presale chém gió như rồng. Gặp gỡ khách hàng, mảng nào anh cũng chém gió được, lĩnh vực nào cũng biết. Rồi đến một ngày, công ty nhận được 1 dự án lớn về Blockchain, đòi hỏi người làm phải có trình độ master, hiểu biết sâu rộng ở level architect. Các sếp yêu cầu anh lead dự án, anh tịt ngóm bởi vì kiến thức của anh về mảng này không đủ sâu để làm dự án như vậy. Thế là loss dự án, sếp tức lắm
Image result for thằng chém gió
Qua câu chuyện trên, việc hiểu sâu 1 lĩnh vực hay hiểu rộng nhiều lĩnh vực đều có mặt nọ mặt kia. Nó tùy thuộc vào môi trường làm việc của bạn.
Nếu bạn làm việc cho 1 công ty outsourcing (Phần lớn các công ty của VN theo mô hình này). Do business cty, có thể nay bạn làm BC, nhưng sau này lại làm DevOps, lâu hơn có khi lại làm AI. Kiểu ngồi chưa nóng đít dự án này, chưa kịp hiểu sâu đã bị move sang chỗ khác, miễn là đem lại benefit cho cty, nếu chỉ chăm chăm làm một thứ thì xác định là banh xác. Hơn nữa, công nghệ luôn thay đổi, có thể một thứ là hot trend hiện nay sẽ thành cold trend trong tương lai. Cho nên khi làm việc ở môi trường này, bạn cần có kiến thức rộng, full stack về nhiều mặt, sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức mới, thay vì bảo thủ, đủ để chiến dự án outsource là được.
Ngược lại, khi bạn làm về product, nếu như công ty product của bạn làm ăn ổn, thì bạn có cơ hội làm sâu về một mảng nào đó, trở thành master về nó. Nhưng nếu công ty làm ăn khó khăn, hoặc chuyển hướng công nghệ khác, nếu không thích nghi thì vẫn bị đào thải.

Đăng nhận xét

3 Nhận xét

  1. Em thấy ở nước ngoài thì thường xu hướng chọn để trở thành master hơn.
    Nhưng nếu dự án tèo thì vẫn sẵn sàng học cái mới thậm chí từ đâu.
    Gần đây có xu hướng làm AI.
    Mấy bác tóc bạc trắng vẫn lên khoá học về AI học lại từ đầu.

    Trả lờiXóa
  2. Em thấy nếu anh B bị cho lead dự án Blockchain, thì ở vị thế đó đi thuê 1 thằng Master như anh A về là xong. Còn không thuê được mà công ty cứ cố kéo về thì lỗi cũng không phải do anh B mà do lãnh đạo công ty.

    Trả lờiXóa