Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Cuộc chiến Fintech

Bí mật đáng sợ về giới tài phiệt ngân hàng


Ai đang kiểm soát thế giới: Gia tộc trên đỉnh
Châu Âu hơn 200 năm về trước…
Thời ấy, người ta cho rằng, có một thế lực đang đạo diễn tất cả sự kiện lớn nhỏ trên thế giới, âm thầm kiểm soát mọi hoạt động của loài người. Họ không phải là những siêu cường quân sự, kinh tế như Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Mà là những thành viên của 13 gia tộc gọi là “Hội đồng 13”, xuất phát từ một tổ chức thần bí chống lại thiên chúa giáo có tên là Illuminati. Nếu tin vào thuyết âm mưu, đó là một hội kín với mục đích gây dựng nên những biến cố và lập lại trật tự thế giới mới, gồm nhiều cái tên như Rockefeller (đế chế dầu mỏ), Morgan (gia đang sở hữu kho dự trữ vàng tư nhân lớn nhất thế giới)…Trong hội đồng 13, có một gia tộc hùng mạnh nhất đó là gia tộc Rothschild, đứng trên tất cả…

Gia tộc Rothschild gồm 5 người con là những tài phiệt ngân hàng. Họ không dùng sức mạnh quân sự mà dùng một đế chế ngân hàng để thực thi quyền lực của mình. Họ kiểm soát một nửa tiền bạc toàn cầu, khống chế các ngân hàng trên toàn thế giới, trong đó có cục dữ trữ liên bang FED, Hoa Kì. Họ là biểu tượng của tiền bạc, chúa tể của trung tâm tài chính, nhưng cũng là những kẻ đã lũng đoạn thị trường tài chính, thao túng các chính phủ, tài trợ cho nhiều cuộc chiến tranh, trong đó có cuộc chiến giữa Napoleon và nước Anh, và cuộc chiến tiền tệ giữa nước Mỹ với ngân hàng trung ương Anh quốc.

Cuộc chiến Fintech

Thế giới thế kỉ thứ 21…
Vào thời kì của cách mạng công nghiệp 4.0, lại có một cuộc chiến khác xảy ra. Đó là cuộc chiến công nghệ giữa các ngân hàng: cuộc chiến Fintech, một cuộc chiến xảy ra trong không gian số, người ta cho rằng cuộc chiến này vẫn có sự nhúng tay của gia tộc Rothschild
Fintech và cuộc chiến ngân hàng
Trước khi xảy ra cuộc cách mạng 4.0, thế giới đã quen với khái niệm bản vị vàng, bản vị ngoại tệ (USD, GBP). Nhưng khi công nghệ blockchain được phát minh, một đồng tiền mới ra đời, tiền mã hóa (Cryptocurrency), nổi bật là đồng Bitcoin,  đồng tiền không thể bị kiểm soát bởi bất kì chính phủ nào, một đồng tiền máu đã gây ra nhiều sóng gió trên thị trường tiền tệ.
Nhà sáng lập ra Ethereum, Vitalik Buterin đã từng đặt ra câu hỏi “Liệu gia tộc Rothschild có kiểm soát cả tiền mã hóa hay không?” Thậm chí, cho đến nay, không ai biết được ai là người đứng sau đồng Bitcoin ngoài cái tên thần bí Satoshi Nakamoto. Phải chăng đó là một người có liên hệ với gia tộc Rothschild??
Mặc dù có một số thông tin gia tộc Rothschild có hậu thuẫn cho đồng tiền mã hóa, tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở thuyết âm mưu.
Sự ra đời của tiền mã hóa đi kèm với ICO Initial Coin Offering, hay còn gọi là ‘crowdsale’, khi một công ty phát hành cryptocurrency riêng của mình với mục đích huy động vốn tài trợ. Lại một cuộc chiến khác bắt đầu: cuộc chiến giữa đen và trắng, lừa đảo ICO.
Thiếu kiểm soát, thông tin mập mờ dẫn tới rất nhiều các vụ lừa đảo ICO đã xảy ra. 10 vụ lừa đảo ICO cao cấp nhất đã đánh cắp số tiền đáng kinh ngạc $ 687,425,000. Ở Việt Nam vụ lừa đảo ICO lớn nhất là vụ lừa đảo Pincoin và iFan, một nhóm kinh doanh đa cấp của VN, lên tới 100 triệu USD.
Đi kèm với lừa đảo ICO là liên tiếp các vụ hack và lừa đảo Bitcoin chấn động lịch sử

8/2011: dịch vụ ví điện tử MyBitcoins biến mất khỏi Internet
Năm 2014, Mt.Gox, sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu thế giới bị hacker đánh sập. 850,000 Bitcoin bốc hơi tương đương với 450 triệu mỹ kim. Thủ phạm là một hacker người Nga
8/2016, sàn Bitfinex bị tấn công, 120,000 Bitcoin đã không cánh mà bay. Điều bất ngờ là, hacker đã tấn công vào các tài khoản được bảo vệ bởi multisignature – một phương pháp bảo mật tiên tiến lúc bấy giờ. Có vẻ như vỏ quýt dày luôn có móng tay nhọn
Không chỉ có Blockchain, các công nghệ khác như AI, RPA, BigData cũng đã được các ngân hàng sử dụng, tạo nên một cuộc đua công nghệ mà kẻ nào chậm chân sẽ phải trả giá đắt.
Ngày nay, chúng ta không phải lúc nào cũng giắt 1 chiếc vị dầy cộm tiền mặt để mua bán. Với những ứng dụng như Alipay, Samsung pay, có lẽ người ta chỉ cần 1 chiếc smartphone là có thể mua cả thế giới trong vòng 1 nốt nhạc.
Không chỉ cạnh tranh nhau, các ngân hàng có liên minh với nhau để đối phó với những đối thủ mạnh hơn. Standard Chartered đã bắt tay với Alipay của Trung Quốc để tung ra một dịch vụ kiều hối kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain để gửi tiền xuyên biên giới một cách nhanh chóng với giá rẻ. Sự liên minh này khiến tôi nhớ tới chiến lược “Liên Ngô chống Ngụy” của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.
Vậy Fintech War, ai sẽ là người chiến thắng? Đón đọc phần tiếp
(Fintech và khủng hoảng tài chính toàn cầu)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét