Giaosucan's blog - Chia sẻ kiến thức theo cách bá đạo

Ticker

20/recent/ticker-posts

Gánh Team

Image result for gánh team là gì

Chuyện mở đầu

Xem World Cup thấy có anh Messi phải gánh cả team Argentina. Kết cục là anh cày méo mặt nhưng team của anh vẫn thua liểng xiểng, bản thân thì lãnh đủ gạch đá đủ xây biệt phủ. Ngẫm cái chuyện bóng bánh mà đá sang chuyện làm IT. Câu chuyện cân team.
Trước đây mình làm trong mảng R&D, team size nhỏ cỡ 5 đến 10 người là kịch kim. Nhưng quý hồ tinh bất quý hồ đa, team tuy ít nhưng mà chất, thanh niên nào cũng đều hổ báo cả, trình độ same same nhau. Nên cơ bản chỉ cần 1 ông PM cứng, quản lý tốt, communication với khách hàng ổn, còn kĩ thuật thì chú nào lo việc chú ấy, không cần ai kèm cặp cả. Đội hình không có ngôi sao vì ông nào cũng là sao hết rồi, phối hợp làm việc nhưng cỗ xe tăng Đức, nhịp nhàng như đẩy xe hàng. Dự án cứ chạy ầm ầm, cũng không phải OT, ON quá nhiều. Cái này là team work đúng nghĩa.
Image result for team work
Tuy nhiên khi chuyển sang làm outsourcing, tính chất công việc lại thay đổi 180 độ. Có thể nói là làm việc theo kiểu lấy quân đông làm chiến lược, chọn giá rẻ làm kim chỉ nam. Dự án càng đông càng tốt, vì charge khách hàng theo đầu người, cứ man-month mà nhân lên.
Và thế là có những dự án vài chục, vài trăm người, đông như quân nguyên, ngồi chật khoang làm việc, đi vệ sinh tắc cả bồn cầu. Tóm lại là lấy thịt đè người
Image result for dự án PPhontai
Và tất nhiên số lượng đi lên chất lượng đi xuống, vì member nhiều như vậy thì không thể tuyển dụng được 100% người giỏi. Mà cũng éo cần tuyển, vì tuyển cũng không nổi, mà có được thì trả lương cũng vỡ mồm.
Lúc này quy tắc 20/80 sẽ được áp dụng triệt để.
Image result for quy tắc 20/80
80% các vấn đề là do 20% nguyên nhân gây ra
80% lợi nhuận của một công ty đến từ 20% khách hàng
Dự án thành công hay thất bại được quyết định bởi 20% số member chủ chốt. Nói ngắn cho nó vuông là 1 team đông thì chỉ cần 20% member xuất sắc, làm công việc quan trọng như thiết kế, solution, quản lý, phải trả lương cao, keep họ làm việc trong team bằng mọi giá. Còn lại 80% thì chỉ cần công nhân, thợ hồ, trả lương bèo cho rẻ, chú nào thích out thì out, thay người khác dễ như thay underware, no problem. Đây là chiến lược rất hợp lý của các công ty làm outsourcing. Vì các dự án outsourcing cũng không cần đòi hỏi skill cao, nên tận dụng được nguồn lực giá rẻ, tuyển dụng lại dễ dàng, đem về lợi nhuận cao cho các lãnh đạo.
Có điều đồng xu có mặt trái, mặt phải. Em gái da trắng thì cũng có chỗ em ý đen. Khi một team có số lượng đông như vậy thì trình độ sẽ không đồng đều, và sẽ có nhiều member có chất lượng quá thấp, dẫn tới một số member chủ chốt phải share thêm effort, OT, ON để hỗ trợ. Về lâu dài họ sẽ bị quá tải, không gánh vác hết được công việc. Dự án bị đình trệ, delay, chất lượng sản phẩm đi xuống và cuối cùng là fail toàn tập. Còn những member chủ chốt kia thì lại như anh Messi ở Argen, giỏi đến mấy cũng bó tay .com

Image result for messi world cup 2018

Cân Team là một thảm họa

Team IT cũng như 1 đội bóng đá, có PM (Huấn luyện viên) có Tech Lead (Tiền đạo), có Developer, QA. Nếu ai cũng có thể tự làm được công việc của mình mà không quá phụ thuộc vào người khác thì mọi sự đều ổn. Trừ trường hợp PM quản lý kém, giao việc quá tầm cho member, thì cũng như Argentina đội hình toàn ngôi sao nhưng gặp HLV đầu bò thì cũng về nước sớm. Ngược lại, một dự án mà chỉ có vài ông cày cuốc chết bỏ, còn lại thì ngồi chơi xơi nước, há miệng chờ sung thì sớm muộn cũng đổ bể. Ngoài ra còn tạo ra tâm lý ỷ lại, lười suy nghĩ, khi có issue không biết tự tìm tòi suy nghĩ mà việc đầu tiên là đi hỏi ông XYZ, “team có anh X pro roài, việc gì chả xong”, gây nên sự ức chế, bực tức cho các thành viên.

Làm sao thoát được cảnh cân Team

Chúng ta không thể có được 1 superman, cái gì cũng pro. Team đông thì cũng không thể ai cũng xuất sắc được, kinh nghiệm, skill set có thể chưa có ngay nhưng ít nhất phải có khả năng học hỏi tiếp cận công nghệ mới, motivation trong việc tự học, không ỷ lại. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, nhưng phải có làm việc và ra output. Những thành phần “hết thuốc chữa” thì tốt nhất nên trả về địa phương.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét